Đừng để sáng kiến kinh nghiệm chỉ là... danh hiệu

GD&TĐ -  Thực tế, việc phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) vào dạy học còn rất hạn chế, khiến cho giá trị của sáng kiến chỉ dừng lại ở danh hiệu và không mang lại hiệu quả như mục đích đặt ra.

Đừng để sáng kiến kinh nghiệm chỉ là... danh hiệu

Nhà trường mua SKKN của giáo viên

“Ngữ văn địa phương huyện Nghi Lộc” là cuốn sách của thầy Nguyễn Văn Ngọc – chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện biên soạn, được Nhà xuất bản Đại học Vinh xuất bản năm 2017. Đây cũng là sản phẩm được công nhận sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 cấp tỉnh và được áp dụng đồng loạt tại các trường THCS trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

Công trình sau khi được công nhận SKKK cấp tỉnh, thầy đã biên soạn lại thành sách Ngữ văn địa phương huyện Nghi Lộc, giới thiệu thêm về các danh lam, di tích văn hóa lịch sử, phương ngữ bản địa.

Thầy Ngọc cũng cho biết: Để hoàn thành cuốn sách này, tôi phải mày mò đi hết 30 xã, thị trong huyện để ghi chép, so sánh… Điều đáng mừng là từ năm học 2016 – 2017, sản phẩm của thầy đã được các trường học trên địa bàn huyện đồng loạt sử dụng để giảng dạy chính thức.

Ngoài công trình của thầy Ngọc, ngành giáo dục Nghi Lộc cũng có một số công trình giá trị khác như đề tài Quản lý công tác chủ nhiệm (của cô Võ Hoài Thu), Bài tập trắc nghiệm môn Vật Lý (của thầy Nguyễn Hữu Thọ), Phương pháp giáo dục trẻ 5 tuổi (cả cô Hoàng Thị Lan)…Khi áp dụng vào thực tế dạy học, đem lại những hiệu quả thiết thực cho các thầy và trò.

Cô Lê Thị Kiều Nga, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Chúng tôi mua lại các SKKN với mức giá từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng. Số tiền tuy không nhiều, nhưng đây là sự công nhận, tôn trọng của chúng tôi đối với sáng kiến của đồng nghiệp. Đây cũng là cách để nhà trường có thêm được những kiến thức, phương pháp, kỹ năng phù hợp để thúc đẩy được chất lượng chuyên môn dạy – học. Bên cạnh đó, động viên khích lệ được người viết sáng kiến.

Nhiều sáng kiến chỉ còn danh hiệu

Trên thực tế, những trường học, đơn vị làm được điều như trường THCS Hà Huy Tập không nhiều. Cũng như số lượng các sáng kiến thực sự có chất lượng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Theo thống kê, mỗi một năm toàn tỉnh có khoảng 12.000 sáng kiến dự xét ở sở, chiếm khoảng ¼ tổng số cán bộ giáo viên trong toàn ngành. Trong đó khoảng 1.000 sáng kiến được chọn để chấm SKKN cấp tỉnh.

Tuy nhiên tỷ lệ được xếp bậc chỉ khoảng 14,8%, tỷ lệ được xếp bậc A chỉ có 4,4%. Ở các đơn vị trực thuộc Sở là các Trường THPT, các Trung tâm GDTX, mặc dù tỷ lệ được công nhận cao hơn nhưng tỷ lệ sáng kiến dự xét cấp tỉnh chỉ đạt 12,3%... Bên cạnh đó, SKKN của ngành giáo dục tham gia cuộc thi Sáng tạo Khoa học – Công nghệ của tỉnh không nhiều và không có giải cao, chủ yếu là giải khuyến khích.

Những SKKN được công nhận là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá, xếp loại năng lực giáo viên và là một trong các tiêu chuẩn để đăng ký tham gia xét chọn các danh hiệu thi đua các cấp…

Tuy nhiên, việc xem SKKK là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại cũng khiến cho việc làm sáng kiến kinh nghiệm chỉ để đối phó. Ông Vũ Thế Hải, Phó trưởng phòng Giáo dục CN-TX, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng thừa nhận: Có không ít, trường hợp chưa thật sự lấy kinh nghiệm từ bản thân để đúc kết thành SKKN mà còn tình trạng sao chép của đồng nghiệp hoặc trên mạng xa hội…để xào nấu thành sản phẩm của riêng mình.

Điều đáng nói là, dù ít ỏi nhưng ngay bản thân các sáng kiến sau khi được công nhận lại ít được phổ biến, áp dụng trong thực tế dạy học trong các nhà trường. Và lại trả về cho người viết cùng một một danh hiệu nào đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.