Với công dụng bảo quản và kéo dài độ tươi ngon của thực phẩm, tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của các gia đình. Rất nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm và nhồi nhét chúng trong tủ lạnh để ăn dần. Nhưng thói quen tai hại này không chỉ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của món ăn mà đôi khi còn làm cho thực phẩm sản sinh vi khuẩn, độc tố bởi không phải món nào cũng phù hợp để cất trong tủ lạnh.
Tạp chí Good Housekeep – một tạp chí dành cho phụ nữ được yêu thích tại Mỹ đã chỉ ra 8 thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh vì sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe.
1. Cà chua
Bạn luôn nghĩ rằng, việc cất cà chua trong tủ lạnh sẽ làm chúng trở nên tươi ngon hơn, nhưng điều này có thực sự đúng không?
Câu trả lời là không. Tác giả Harold McGee đã giải thích điều này trong cuốn sách về "Thực phẩm và Nấu ăn", cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng.
Tốt nhất, bạn nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, hãy sử dụng khi cà chua đã chín vì lúc này hương vị của chúng được tăng lên rất nhiều.
2. Khoai tây
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Mỹ, khoai tây là một loại thực phẩm không bao giờ nên cất trong tủ lạnh vì nó có thể gây hại.
Nguyên nhân được giải thích rằng: Khi khoai tây được lưu trữ trong tủ lạnh, tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi nướng hoặc chiên, các loại đường này kết hợp với axit amin asparagine và tạo ra acrylamide hóa học, có thể gây ung thư.
Vị trí tốt nhất để bảo quản khoai tây là nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Hành khô, tỏi
Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
4. Chuối
Bảo quản chuối trong tủ lạnh cũng cần cẩn trọng. Nếu chuối của bạn chưa thực sự chín mà được đưa vào tủ lạnh, chúng sẽ không thể chín thêm. Thậm chí còn chuyển sang nhão và thâm đen bởi lúc này các enzyme của chuối đã bị phá vỡ các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, chuối đã chín thì có thể để trong tủ lạnh mà không lo hỏng.
5. Dưa hấu
Bạn không nên bảo quản dưa hấu vào trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng.
-
Ăn 1 tép tỏi vào thời điểm này trong ngày, cơ thể bạn sẽ miễn nhiễm với hàng loạt bệnh tật, bao gồm cả ung thư vú
Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
6. Bánh mì
Rất nhiều người không ăn hết bánh mì liền nghĩ đến việc bỏ chúng vào trong tủ lạnh nhưng rõ ràng đây là một quyết định sai lầm. Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
Nếu bạn có thói quen bảo quản cà phê trong tủ lạnh thì hãy từ bỏ ngay lập tức vì việc này sẽ khiến cà phê bị mất hương vị và thậm chí tích tụ hơi nước, làm hỏng cà phê. Cách tốt nhất để bảo quản hạt cà phê là cất trong hộp kín ở nhiệt độ phòng.
8. Mật ong
Mật ong vốn là nguyên liệu quen thuộc, thường dùng để trị ho, làm đẹp, sử dụng được cho cả người già và trẻ nhỏ.
Nhiều gia đình lo lắng mật ong dễ hỏng nên đã bỏ chúng vào tủ lạnh nhưng rõ ràng đây là một hành động vô cùng sai lầm. Thông thường, mật ong có thể lỏng, sệt khi ở nhiệt độ thường 25-32 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn xuống dưới 18 độ C sẽ diễn ra quá trình kết tinh ở mật ong thành những hạt nhỏ li ti rất mịn và đều nhau, hay còn gọi là lắng đường.
Mật ong nguyên chất có thể bảo quản chừng 1-2 năm khi ở nhiệt độ thường. Chính vì vậy, bạn không cần thiết phải cất chúng vào trong tủ lạnh vì như vậy chỉ khiến mật ong bị mất dưỡng chất quý giá mà thôi.