Đừng dại mà bỏ 5 thứ này vào lò vi sóng, đồ xịn mấy cũng nổ tung như “bom“

Rất nhiều người có thói quen tuỳ tiện đưa những thứ này vào lò vi sóng mà không biết chúng để lại hiểm hoạ khó lường:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trứng tươi

Nhiều người nghĩ rằng trứng tươi nguyên vỏ được chế biến chín bằng cách luộc sôi hoặc nướng được trên bếp thì cũng có thể chế biến tương tự với lò vi sóng, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Khi cho trứng tươi còn nguyên phần vỏ cứng vào trong lò vi sóng, nhiệt độ cao trong lò sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới lớp vỏ ngoài bị giãn ra theo, khiến quả trứng bị nổ tung. Làm như vậy không chỉ khiến trứng văng tung tóe, nguy hiểm, bẩn nhà, mà còn gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao.

Thay vì cho trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng, bạn nên đập trứng ra bát, có thể đánh tan lòng đỏ rồi sau đó mới cho vào lò vi sóng như chế biến các món ăn thông thường khác.

Hộp nhựa, các đồ dùng bằng nhựa

Chúng ta đều biết, đồ ăn nóng khi được cho vào hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa rất có hại cho sức khỏe, đôi khi mức nhiệt quá cao còn khiến nhựa bị nóng chảy.

Việc cho hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa như bát, thìa, đĩa,… vào lò vi sóng cũng gây hậu quả tương tự như thế, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, bạn chỉ có thể bỏ đồ nhựa vào lò vi sóng nếu đồ nhựa đó được dán nhãn là “an toàn với lò vi sóng”, sử dụng tối đa 3 phút, không nên để lâu hơn, và lưu ý khi dùng trong lò vi sóng không được đóng nắp hộp nhựa lại.

Giấy bạc, túi giấy và túi nilon

Không ít những gia đình chế biến các món nướng bằng cách bọc thực phẩm bằng giấy bạc rồi cho vào lò vi sóng.

Các chuyên gia đã khuyên rằng, bạn không nên sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng, bởi bọc giấy bạc cho thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện tóe lên dễ làm lò bị cháy.

Thêm vào đó, việc cho các loại túi giấy, túi nilon hay giấy báo vào lò vi sóng cũng không được khuyến khích. Ở nhiệt độ thấp của lò vi sóng có thể chưa gây nên hậu quả gì, nhưng khi bạn sử dụng lò vi sóng ở chế độ nhiệt cao, những loại túi giấy hay nilon tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc có thể bốc cháy.

Cơm nguội

Nếu cơm để ở nhiệt độ phòng lâu nó có thể chứa các bào tử vi khuẩn có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm, theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NH) S.

Lò vi sóng sẽ không giết chết vi khuẩn, vì vậy bạn nên ăn cơm nóng vừa nấu, hoặc làm lạnh nó ngay lập tức sau khi nấu hâm nóng sau đó bằng lò vi sóng.

Sữa mẹ

Nếu bạn có con, hãy tránh hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi sóng làm nóng sữa và thực phẩm không đều, dẫn đến “điểm nóng” có thể đốt cháy miệng và cổ họng của bé.

Nói chung, khi hâm nóng thức ăn, hãy đảm bảo chúng đã được nấu ở nhiệt độ cao và không ăn bất kỳ thức ăn thừa nào lâu hơn ba ngày để đảm bảo thức ăn vẫn an toàn và không có vi khuẩn hoặc nấm mốc nào mọc trên đó.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…