Đức tiếp tục mua LNG 'để ngăn Nga kiếm được gấp đôi số tiền'

GD&TĐ - Chính phủ Đức đã giải thích lý do vì sao tiếp tục mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Đức tiếp tục mua LNG 'để ngăn Nga kiếm được gấp đôi số tiền'

Bất chấp nhiều lệnh trừng phạt chống Nga, Liên minh châu Âu vẫn nhập khẩu khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng kỷ lục từ Nga.

Theo các nhà phân tích của Kpler thì 837,3 nghìn tấn LNG của Nga đã vào EU trong 15 ngày đầu tiên của năm 2025, trong khi 760,1 nghìn tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2024.

Điều này đã được ghi nhận trong một bài viết trên ấn phẩm The Spectator của Anh, tác giả là nhà báo và nhà sử học người Đức - Anh Katja Hoyer, người đã cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra.

Ấn phẩm này lưu ý rằng Đức đã tự gây ra thiệt hại to lớn cho mình khi từ bỏ nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ Nga. Thậm chí một số người còn coi đây là hành động chưa từng có.

"Từ đầu năm 2023, Đức đã độc lập với năng lượng của Nga", thông điệp được đưa ra một cách đầy tự hào trên trang web của chính phủ Đức.

lng-total-678x381.jpg
Đức vẫn tiếp tục mua nhiên liệu từ Nga.

Tuy nhiên không phải mọi thứ đều rõ ràng như vậy. Đức vẫn chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Ví dụ vào năm 2023, có tới 9% lượng khí đốt nhập khẩu vào Đức là LNG từ Nga. Các lệnh trừng phạt của EU không áp dụng đối với LNG, do vậy loại năng lượng này được mua hợp pháp.

LNG được nhập khẩu qua cảng Dunkirk ở Pháp và sau đó được phân phối qua đường ống dẫn khí đốt ở châu Âu, sau đó không thể theo dõi được dòng chảy.

"Công ty năng lượng nhà nước của Đức mang tên Securing Energy for Europe (Sefe) dường như đang đóng vai trò trung tâm trong quá trình này.

Sefe từng là công ty con 100% của Gazprom, nhưng vào năm 2022, sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, doanh nghiệp đã nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý năng lượng liên bang Đức".

"Sefe lập luận rằng họ phải mua khối lượng LNG theo hợp đồng, vì không có cơ sở pháp lý nào để phá vỡ các thỏa thuận đã ký kết.

Ngay cả khi không đồng ý cung cấp, Nga vẫn được trả tiền, điều này cho phép Nga bán khí đốt ở nơi khác và nhận được khoản thanh toán gấp đôi", bài báo viết.

Theo tác giả, những gì đang xảy ra khiến người ta tự hỏi tại sao LNG từ Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của EU. Hơn nữa, không một ai trong Bundestag (Quốc hội Đức) đưa ra tranh luận về vấn đề này.

"Tôi nghi ngờ câu trả lời nằm ở thực tế là những lời kêu gọi nối lại quan hệ kinh tế với Nga đang đến từ khắp mọi miền nước Đức.

Một chuyên gia kinh tế gần đây đã tính toán rằng do hành động quân sự và các lệnh trừng phạt tiếp theo, GDP của Đức đã giảm 5%. Con số này cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia nào khác", tác giả kết luận.

Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.
Theo The Spectator

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

(Ảnh minh họa)

Kỷ nguyên vươn mình: Sẵn sàng tâm thế

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Vũ Ngọc Lương, Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ về vai trò, sức mạnh của Đảng trong công cuộc đổi mới và phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Đền Đuổm rộn ràng Lễ hội Xuân.

Đền Đuổm rộn ràng Lễ hội Xuân

GD&TĐ - Ngày 3/2, tại Khu Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã diễn ra Lễ hội Đền Đuổm năm 2025.