Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh

GD&TĐ -  Ngày 20/10 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Huế khai trương Không gian Văn hóa cung Trường Sanh (Đại Nội Huế) để trưng bày triển lãm về đời sống cung đình Huế và giới thiệu một số dịch vụ văn hóa liên quan. 

khai trương Không gian Văn hóa cung Trường Sanh
khai trương Không gian Văn hóa cung Trường Sanh

Phần trưng bày triển lãm do Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực hiện với các hiện vật gắn liền với đời sống của các bà trong cung Nguyễn như: Áo đại triều của Hoàng Thái hậu, hộp đựng khăn vành, hài thêu chim phụng, gương soi, hộp đựng đồ dùng trang điểm. 

Ngoài ra, còn có phần giới thiệu hình ảnh các hoa văn họa tiết trên trang phục cung đình cùng hệ thống hoành phi, câu đối, tranh gương phục chế sẽ đem đến cho du khách một cái nhìn tổng quan về đời sống của các bà trong nội cung Nguyễn cũng như hình bóng của cung Trường Ninh xưa từ thời vua Minh Mạng đến đầu thời vua Khải Định.

Không gian dịch vụ văn hóa tại cung Trường Sanh do Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế thực hiện bao gồm không gian giới thiệu về đời sống các Nữ cung thời xưa của triều Nguyễn, phần giới thiệu bằng hình ảnh về lịch sử  chiếc áo dài Huế. 

Tiếp đó, du khách sẽ tham quan và trải nghiệm các kỹ thuật truyền thống về thêu, vẽ trên chất liệu vải lụa, chiêm ngưỡng những sản phẩm áo dài được các nhà thiết kế nổi tiếng của Huế thực hiện.

Tại đây, du khách còn có thể đặt may, đo các loại áo dài Huế với chất lượng tuyệt hảo. Ngoài ra du khách còn được nghe giới thiệu, thưởng thức và tự chọn mua một số sản phẩm đặc biệt mang dấu ấn riêng Hoàng cung Huế xưa như: ngự trà Tịnh Tâm Liên hoa, ngự tửu Hoàng Triều Ngự Tửu và Liên Hoa Huyết Tửu cùng các loại thảo dược làm nên thang thuốc nổi tiếng Minh Mạng thang.

Du khách còn có thể đặt may áo dài Huế tại gian trưng bày
Du khách còn có thể đặt may áo dài Huế tại gian trưng bày 

Cung Trường Sanh được xây dựng vào năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, với tên gọi ban đầu là cung Trường Ninh, nằm ở phía Tây Bắc Hoàng thành với chức năng là một hoa viên hoàng gia, nơi dành cho các bà hoàng thái hậu triều Nguyễn đến thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đến 1846, dưới thời vua Thiệu Trị, cung Trường Ninh được đại trùng tu với quy mô lớn cả về không gian và kiến trúc.

Đến năm 1886, dưới thời vua Đồng Khánh, cung Trường Ninh tiếp tục được sửa sang, nâng cấp, chuyển công năng từ một hoa viên thành cung điện dành cho Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và các bà Hoàng Thái hậu: Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), Từ Minh (vợ vua Dục Đức) và Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh). 

Năm 1923, dưới thời vua Khải Định, cung Trường Ninh được đổi tên thành cung Trường Sanh, tiếp tục được trùng tu và vẫn là ăn ở sinh hoạt của các bà Thái hoàng Thái hậu và Hoàng Thái hậu.

Sau hơn 80 năm, kể từ lần trùng tu đó, cung Trường Sanh gần như không được quan tâm, dần bị xuống cấp và hoang phế. Cung Trường Sanh đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế trùng tu tôn tạo từ năm 2005 đến 2007 và đã được trả lại vẻ đẹp vốn có của nó với các điện, đường xinh xắn, lạch Đào Nguyên và hồ Tân Nguyệt thơ mộng.

Một số hình ảnh về Không gian Văn hóa cung Trường Sanh:

Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 2Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 3Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 4Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 5Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 6Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 7Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 8Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 9Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 10Đưa vào hoạt động Không gian Văn hóa cung Trường Sanh ảnh 11

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.