Đưa tiếng Đức vào trường phổ thông Việt Nam

Đưa tiếng Đức vào trường phổ thông Việt Nam

(GD&TĐ) - Hôm nay (17/7), tại Bộ GD&ĐT, Đại sứ CHLB Đức Jutta Frasch và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất hoặc thứ hai tại các trường phổ thông tại Việt Nam.

Quang cảnh b
Quang cảnh Lễ ký kết

Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Ngoại giao Đức hướng tới mục tiêu đưa việc giảng dạy tiếng Đức và đáp ứng được về số lượng và chất lượng tại một số trường phổ thông được chọn ở Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình triển khai Sáng kiến “Trường học đối tác của tương lai”.

Theo đó các HS phổ thông Việt Nam cho đến khi tốt nghiệp THPT sẽ được cung cấp các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Đức đủ để tiếp tục theo học tại một trường dự bị đại học hoặc vào học trực tiếp tại Đức.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tin tưởng sự thỏa thuận này sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa các trường ĐH của hai nước cũng như phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, KHCN, Giáo dục… Về phía Bộ GD&ĐT, với quan hệ đã có giữa hai nước và những kinh nghiệm tích lũy sẽ triển khai tốt nhất chương trình “Trường học đối tác của tương lai”.

Đại sứ Jutta Frasch cho biết: “Mục đích chính của chương trình này là khuyến khích giới trẻ quan tâm hơn tới tiếng Đức và văn hóa Đức. Nhiều doanh nghiệp tại Đức và Việt Nam đều rất sẵn lòng đón nhận các bạn SV sau khi tốt nghiệp đại học có hiểu biết về văn hóa và tiếng Đức”.

Triển khai thí điểm từ tháng 5/2007, đến nay tại Việt Nam đã có trên 1.400 học sinh tại một số trường phổ thông được lựa chọn tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng đang học tiếng Đức. Trên thế giới đã có 1500 trường phổ thông chú trọng dạy tiếng Đức từ sáng kiến này.

Minh Châu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.