Đưa Luật Giáo dục (sửa đổi) vào cuộc sống: Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc

GD&TĐ - TS Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho rằng: Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ có những tác động mạnh mẽ đến hệ thống giáo dục quốc dân và đội ngũ nhà giáo trong cả nước. Theo quy định tại Luật, vai trò, vị trí của nhà giáo được pháp điển hóa, cụ thể hơn và được coi trọng hơn.

Các nhà trường nên đưa việc phổ biến các nội dung của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn đầu năm học
Các nhà trường nên đưa việc phổ biến các nội dung của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn đầu năm học

Nhà giáo được coi trọng hơn

Ngày 14/6/2019, với sự tán thành của 414 đại biểu trong tổng số 453 đại biểu tham gia biểu quyết (tỷ lệ 85,54%), Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi). Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, thay thế Luật số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này, theo TS Vũ Minh Đức, Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được thông qua quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý Nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định tính chất, nguyên lý giáo dục gồm: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

TS Vũ Minh Đức cho rằng, với những quy định như vậy, Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ có những tác động rất mạnh mẽ đến hệ thống giáo dục quốc dân và đội ngũ nhà giáo trong cả nước. Đối với đội ngũ nhà giáo, Luật dành 1 chương (Chương IV- Nhà giáo, từ điều 66 đến điều 79) quy định về: Vị trí vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo; Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo; Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo; Chính sách đối với nhà giáo.

Về vị trí, vai trò của nhà giáo, Luật quy định rõ: “Nhà giáo có vai trò quyết định bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh” (Khoản 2 Điều 66); cho thấy Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá rất cao vai trò, vị trí của nhà giáo trong mối quan hệ đối với xã hội và sự nghiệp giáo dục. Do đó, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo cần có nhận thức sâu sắc, để mình ngày càng xứng đáng hơn đối với sự trân trọng của toàn xã hội.

Về tiêu chuẩn đối với nhà giáo, Luật Giáo dục sửa đổi quy định về phẩm chất đạo đức, chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và khả năng cập nhật, sức khỏe. Những tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà giáo phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng và phương pháp giảng dạy mới. Điều này không chỉ liên quan đến đội ngũ nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy mà còn có tác động đến các trường sư phạm trong việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Ở Điều 69 và Điều 70 của Luật Giáo dục sửa đổi quy định về Nhiệm vụ và Quyền của nhà giáo; trong đó nhấn mạnh những quy định về đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử trong nhà trường. Đây là chuẩn mực rất cần thiết cho đội ngũ nhà giáo hiện nay nhằm khắc phục những hành vi vi phạm trong nhà trường.

Đội ngũ nhà giáo mong Luật giáo dục (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống. Ảnh: Thế Đại
  • Đội ngũ nhà giáo mong Luật giáo dục (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống. Ảnh: Thế Đại

Về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, Luật quy định trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là trình độ cao đẳng sư phạm (Điểm a, Khoản 1 Điều 72) nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mầm non cũng sẽ có tác động lớn tới đội ngũ này, nhất là các giáo viên đã lớn tuổi, giáo viên ở các nhóm trẻ tư thục…

Về chính sách đối với nhà giáo, Luật quy định, nhà giáo “được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”; cũng như có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tạo động lực, động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ của mình.

“Có thể nói, theo quy định tại Luật Giáo dục sửa đổi, vai trò, vị trí của nhà giáo được pháp điển hóa, cụ thể hơn và được coi trọng hơn” – TS Vũ Minh Đức khẳng định.

Để Luật đi vào cuộc sống: Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc

Việc đưa các nội dung của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào cuộc sống luôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. TS Vũ Minh Đức cho rằng, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chứ không riêng ngành Giáo dục; trong đó có vai trò rất quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục trong ngành, cần tăng cường nhận thức vị trí, tầm quan trọng của Luật Giáo dục (sửa đổi) đối với hoạt động của ngành và của các nhà trường; từ đó có các biện pháp tổ chức nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn hoạt động của từng nhà trường.

Các nhà trường nên đưa việc phổ biến các nội dung của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn đầu năm học, đặc biệt là nội dung quy định về nhà giáo và người học; đồng thời cũng tóm tắt, phổ biến tới phụ huynh học sinh những quy định liên quan.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, Báo Giáo dục và Thời đại cần phối hợp để tổ chức biên soạn tài liệu tóm tắt những điểm quan trọng về nhà giáo, nhà trường để chuyển tải đến đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong ngành với những hình thức thích hợp; tổ chức thi tìm hiểu Luật Giáo dục (sửa đổi) trong toàn ngành.

“Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp nâng cao hiểu biết pháp luật cho đội ngũ nhà giáo, tổ chức tốt công tác tư vấn pháp luật, kịp thời hỗ trợ các nhà giáo và nhà trường triển khai thực hiện Luật một cách có hiệu quả”TS Vũ Minh Đức chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.