Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương đã trở thành vũ khí

GD&TĐ - Dự trữ ngoại hối không còn được sử dụng như một "tấm đệm" tài chính thông thường.

Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương đã trở thành vũ khí

Sử dụng dự trữ ngoại hối dưới dạng vũ khí thông qua việc đưa ra các biện pháp trừng phạt là một trong những rủi ro chính đối với an toàn tài sản của các ngân hàng trung ương.

Điều này được tuyên bố bởi một phần ba trong số 40 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, được khảo sát trong một nghiên cứu của UBS Asset Management, dành riêng cho lễ kỷ niệm 80 năm hội nghị Bretton Woods, hãng tin Bloomberg cho biết.

Theo khảo sát, 87% bày tỏ mối quan ngại lớn nhất của họ về việc căng thẳng địa chính trị leo thang, các ngân hàng Trung ương đặc biệt lo lắng về cuộc xung đột ở Ukraine, Trung Đông, cũng như đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhiều chủ ngân hàng lo lắng rằng tài sản của Ngân hàng Trung ương có thể bị hạn chế, trừng phạt, đóng băng hoặc tịch thu nếu xung đột diễn ra ở mức mất kiểm soát.

63841c5fbbfd5.jpg
Dự trữ ngoại hối của nhiều ngân hàng trung ương đang đối diện nguy cơ bị phong tỏa bất cứ lúc nào.

Việc đóng băng tài sản của Nga đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trên thế giới, có nguy cơ làm suy yếu vị thế của dự trữ ngoại hối với tư cách là kho lưu trữ tài sản nhà nước có tính thanh khoản và đáng tin cậy nhất.

"Những diễn biến gần đây càng làm tăng nguy cơ dự trữ ngoại hối sẽ không còn được coi là nơi trú ẩn an toàn cho các ngân hàng trung ương... Vàng có thể sống lại nhờ xu hướng địa chính trị hiện nay", ông Massimiliano Castelli - đại diện của UBS Asset Management cho biết.

Đồng thời các ngân hàng trung ương được khảo sát đã làm rõ rằng trung bình tỷ trọng tài sản bằng đồng đô la của họ là 55%. Cơ cấu USD từng chiếm 67% vào năm 2021, nhưng đã giảm rõ rệt trong vài năm qua do lo lắng và kỳ vọng tiêu cực.

Vấn đề ở chỗ tài sản bằng đồng đô la sẽ là đối tượng đầu tiên bị tấn công, do Hoa Kỳ lạm dụng chính sách trừng phạt.

Chính hoàn cảnh này đã dẫn đến sự xói mòn niềm tin vào USD với tư cách là đồng tiền dự trữ và giao dịch toàn cầu, gây tổn hại đến sự thống trị của Washington, bước đi bị so sánh như một người đang chặt bỏ cành cây mà chính họ đang ngồi trên đó.

Các công ty châu Âu sẽ nhận phần lớn tài sản từ dự trữ ngoại hối bị tịch thu của Nga?
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ