Dự thảo quy định kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH: Cách tiếp cận rất mới

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục ĐH xin ý kiến dư luận rộng rãi.

Dự thảo quy định kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH: Cách tiếp cận rất mới

Bộ tiêu chuẩn trong dự thảo với 111 tiêu chí cùng nhiều giải pháp hết sức quan trọng (thay đổi nội dung chương trình giảng dạy theo hướng thực học, thực nghiệp; bám sát vào nhu cầu thị trường lao động trong nội khối, thị trường lao động quốc tế) không chỉ đánh giá, kiểm định về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn tập trung vào mảng kết nối phục vụ cộng đồng, chú trọng cả về sở hữu trí tuệ.

Bộ tiêu chí này cũng là cơ sở để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH; là tiêu chí để Bộ GD&ĐT quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH và nâng cao chất lượng kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới…

Nhận định về dự thảo này, nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia cho rằng, những điểm mới trong dự thảo thực sự có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐHQG Hà Nội): Thay đổi cơ bản về cách tiếp cận

GS.TS Nguyễn Quý Thanh
GS.TS Nguyễn Quý Thanh 

Điểm mới đầu tiên trong dự thảo Thông tư ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học Bộ GD&ĐT mới công bố là cách tiếp cận cơ bản khác với quy định hiện hành.

Quy định hiện hành tiếp cận dựa trên nguyên tắc quản trị theo quy định và pháp luật; nhưng quy định tại dự thảo quản trị chất lượng dựa trên nguyên lý. Đó là cách tiếp cận rất mới.

Dự thảo văn bản mới cũng xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục do Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA), với chu trình quản lý chất lượng tiên tiến PDCA (lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra, giám sát và cải tiến sau quá trình kiểm tra, giám sát).

Với cách chi tiết hóa theo chu trình PDCA, việc đánh giá dễ hơn, nhìn ra điểm tồn tại dễ hơn, từ đó tìm giải pháp khắc phục dễ hơn.

Ngoài ra, hướng tiếp cận mới là cách tiếp cận theo kiểu tổng thể, không quá chú trọng vào từng tiêu chí mà nhìn theo nhóm vấn đề. Đó là cách tiếp cận hiện đại trong cách quản trị chất lượng, rất mới và dự thảo của Bộ đi theo hướng đó.

Nói là “đi theo hướng đó” vì thực ra sử dụng ngay toàn bộ nguyên lý như vậy có thể chưa dẫn đến thay đổi chất lượng được ngay do văn hóa chất lượng của chúng ta hiện vẫn chưa được như mong muốn.

PGS.TS Nguyễn Văn Long – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội: Nhận rõ tính ưu việt từ 3 yếu tố - tiêu chuẩn, cách đánh giá, quy trình

PGS.TS Nguyễn Văn Long  

Trong khâu kiểm định chất lượng giáo dục trường có 3 yếu tố là tiêu chuẩn, cách đánh giá và quy trình. So 3 yếu tố đó trong thông tư hiện hành và thông tư dự thảo, ta sẽ thấy tính ưu việt của thông tư dự thảo.

Yếu tố thứ nhất là tiêu chuẩn. Bộ tiêu chuẩn trong dự thảo có 111 tiêu chí, 25 tiêu chuẩn; thông tư hiện hành có 61 tiêu chí và 10 tiêu chuẩn. Có 7 tiêu chí trong thông tư hiện hành không hề có trong thông tư dự thảo. Trong thông tư dự thảo có 33 tiêu chí không có trong thông tư hiện hành.

Như vậy, về cơ học, chúng ta có khoảng 40 tiêu chí sai khác, cho thấy sự khác biệt thông tư hiện hành và thông tư dự thảo.

Trong quá trình nhà trường thực hiện kiểm định, chúng tôi thấy rằng, có những tiêu chuẩn, tiêu chí nhà trường rất cần, xã hội quan tâm nhưng thông tư hiện hành không hề đề cập đến; trong khi đó thông tư dự thảo lại phản ánh rất rõ.

Thông tư dự thảo đã phản ánh một cách tương đối toàn diện, rõ nét những hoạt động của nhà trường. Trong khi thông tư hiện hành cũng có, nhưng hơi chung chung, dàn đều, thì thông tư dự thảo có trọng số và có nội dung.

Về cách đánh giá, theo tôi, cách đánh giá theo 7 mức như thông tư dự thảo rất hay. Nếu đánh giá được theo 7 mức này, chúng ta sẽ biết được là chúng ta đang ở mức nào, ở đâu. Trong khi đó, thông tư hiện hành chỉ có 2 mức là đạt và chưa đạt.

Thứ 3 là quy trình. Yếu tố quy trình giữa 2 thông tư có nét tương đồng nên thuận lợi cho các cơ sở mới chuẩn bị theo thông tư mới thuận lợi hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.