Nỗi lo bảo mật
Theo một cuộc thăm dò từ Chiến dịch Chất lượng Dữ liệu, các giáo viên đã dựa vào dữ liệu để tự giác hóa việc học cho học sinh, từ đó làm tăng hiệu suất và thành tích của các em. Tất nhiên, cha mẹ cũng hoàn toàn đồng tình với việc làm này của giáo viên.
Cuộc thăm dò ý kiến này diễn ra khá tỉ mỉ, diễn ra với cả phụ huynh và giáo viên. Kết quả, 95% giáo viên sử dụng dữ liệu học thuật, từ đó bài giảng của họ được mở rộng, giúp học sinh có tầng kiến thức sâu hơn, đạt hiệu quả cao. 89% học sinh cũng thừa nhận các em đang phụ thuộc vào dữ liệu mà giáo viên cung cấp để mở mang kiến thức cũng như chủ động trong việc tự trau dồi.
Hơn 80% giáo viên cho biết, họ coi trọng những sáng tạo khác nhau để giúp họ trở thành giáo viên chất lượng hơn, đa năng hơn. Họ cũng sử dụng kỹ năng này để xác định mục tiêu học tập, tiếp cận với những khái niệm cơ bản của học sinh về trường lớp. Ngoài ra, dữ liệu sẽ giúp giáo viên lập kế hoạch và hiện đại hóa trong công việc phản ánh kết quả học tập của học sinh.
Ở góc độc nào đó, "dữ liệu" là một từ thường bị hiểu lầm, có thể khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an về vấn đề bảo mật ngay cả khi phần nhiều trong số họ ý thức được mức độ cần thiết của nó. Thực tế, 93% phụ huynh trong cuộc thăm dò nói rằng, họ đánh giá cao dữ liệu và nhận ra họ cần nó để nắm được diễn biến học tập của con em mình, đồng thời hỗ trợ kịp thời khi có dấu hiệu sa sút.
Những băn khoăn
Cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ thời công nghệ đều muốn biết thêm thông tin về việc học tập, khả năng giao tiếp xã hội và cảm xúc của con em mình để đảm bảo các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Về phía giáo viên, công việc truyền đạt kiến thức, cảm xúc ngày càng quan trọng đối với họ. 96% giáo viên nói rằng, họ đánh giá cao việc sử dụng dữ liệu trong giáo dục, nó như một thước đo quan trọng cho sự phát triển và nâng cao kỹ năng của mình.
Trong khi đó, 86% giáo viên nói rằng đồng nghiệp của họ rất cởi mở với việc sử dụng dữ liệu để thông báo về tình hình trường lớp cũng như kết quả học tập của từng học sinh. Cụ thể, 74% giáo viên sử dụng dữ liệu để liên lạc với phụ huynh về sự tiến bộ của trẻ; 67% phản ánh và cải thiện công tác giảng dạy; 62% sử dụng dữ liệu nhằm giao tiếp với học sinh, sinh viên về ưu điểm và nhu cầu học tập của các em; 61% phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ việc học của học sinh; 55% sử dụng dữ liệu nhằm xác định những học sinh, sinh viên đã sẵn sàng cho các môn học nâng cao.
Jennifer Bell-Ellwanger - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Chiến dịch chất lượng dữ liệu (DQC) cho biết: “Dữ liệu là sự khởi đầu cho các phụ huynh và giáo viên để cộng tác và củng cố công việc của nhau nhằm hướng đến mục đích chung: Hỗ trợ sinh viên. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta đảm bảo họ có thời gian và sự hỗ trợ phải thật cần thiết, như vậy chiến dịch sử dụng dữ liệu mới phát huy được hiệu quả. Các quốc gia khác có thể và nên áp dục thành quả này của giáo dục Mỹ để tạo ra một nền văn hóa sử dụng dữ liệu, mà học sinh - sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm”.
Trong khi một số ý kiến mong muốn họ cần có thêm dữ liệu chi tiết và rõ ràng hơn, thì số khác bày tỏ rằng thời gian là trở ngại lớn nhất đối với họ. Quỹ thời gian eo hẹp không cho phép họ sử dụng dữ liệu để hỗ trợ công việc học tập của học sinh. Cụ thể, 57% giáo viên nói rằng, họ không có đủ thời gian trong ngày để truy cập và sử dụng dữ liệu. 34% giáo viên nói rằng họ cảm thấy có quá nhiều dữ liệu để có thể sử dụng một cách hiệu quả và 26% nói rằng họ gặp khó khăn trong vấn đề truy cập. Xem ra, việc sử dụng dữ liệu trong giảng dạy và học tập tại Mỹ chưa thể vươn tới chỉ tiêu 100% như mong đợi; Dẫu sao số đông vẫn ủng hộ hình thức mới mẻ này nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.