Dự kiến HS được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GD phổ thông

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Luật Giáo dục 2005 cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học; việc tuyển sinh ĐH thuộc về quyền tự chủ của các trường ĐH đã được quy định trong Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung).

Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân cho thấy, cơ bản có ba loại ý kiến về vấn đề này.

Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với Điều 32 dự thảo Luật khi bổ sung quy định: Học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Quy định mới này nhằm khắc phục bất cập của Luật Giáo dục hiện hành vì không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh đã học xong chương trình THPT nhưng không dự thi hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp; chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT.

Dự thảo Luật cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học vì việc tuyển sinh đại học thuộc về quyền tự chủ của các trường đại học đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung). Có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho sở giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, và xác định rõ mục đích của việc cấp giấy chứng nhận. Quy định này đảm bảo thực hiện được vấn đề liên thông đối với người học.

Có ý kiến đề nghị Dự thảo Luật không nên quy định cụ thể việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà nên giao Bộ GD&ĐT quy định tại quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông để đảm bảo tính linh hoạt và quản lý ngành đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của nhân dân nêu trên đây và bổ sung quy định: Học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và sửa đổi quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo việc phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Vấn đề tuyển sinh đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.