Du học sinh Mỹ đối mặt với 2 lựa chọn: Rời khỏi Mỹ hoặc chuyển trường

Du học sinh Mỹ đối mặt với 2 lựa chọn: Rời khỏi Mỹ hoặc chuyển trường

Ngày 7/7, các cơ quanthị thực visa và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE) đã công bố chính sách mới dành cho du họcsinh. Các du học sinh đối mặt với hai lựa chọn phải rời khỏi Mỹ nếu các lớp họccủa họ vào mùa thu sắp tới được giảng dạy hoàn toàn trực tuyến hoặc phải chuyểnsang những trường có sự hướng dẫn trực tiếp từ các giáo viên. Nếu không tuân thủcó thể bị trục xuất.

Hiện nay chưa rõ có baonhiêu du học sinh với visa du học sẽ bị ảnh hưởng bởi điều luật mới này, nhưngdu học sinh là nguồn thu nhập chính của nhiều trường đại học Mỹ vì họ phải đónghọc phí với đầy đủ tất cả các điều khoản (nhiều hơn gấp nhiều lần so với sinhviên bản xứ).

Các trường cao đẳng vàđại học đã bắt đầu công bố kế hoạch cho học kỳ mùa thu năm 2020 trong bối cảnhđại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn. Đại học Harvard vào ngày 7/7 đã tuyên bố sẽ tiếnhành hướng dẫn khóa học trực tuyến cho năm học 2020-2021. Hướng dẫn của ICE ápdụng cho người có thị thực F-1 (visa thị thực cho du học sinh) và M-1 (visa giảngdạy cho du học sinh), dành cho sinh viên học tập và dạy nghề.

Theo dữ liệu của ICE, BộNgoại giao đã cấp thị thực 388.839 F và thị thực 9.518 M trong năm 2019. Hướngdẫn không ảnh hưởng đến học sinh tham gia các lớp học. Nó cũng không ảnh hưởngđến sinh viên F-1 tham gia khóa học không hoàn toàn trực tuyến, miễn là trườngđại học của họ chứng minh được điều đó. 

Sinh viên chương trình dạy nghề M-1 vàsinh viên chương trình đào tạo tiếng Anh F-1 sẽ không được phép tham gia bất kỳlớp học trực tuyến nào.

Chính quyền của Tổng thốngDonald Trump đã áp đặt một số hạn chế mới đối với nhập cư hợp pháp và bất hợppháp trong những tháng gần đây do hậu quả của đại dịch Covid-19. Vào tháng 6,chính quyền đã đình chỉ một lượng lớn người lao động không phải người nhập cưnhưng lại cạnh tranh việc làm với công dân Mỹ.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. 

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.