Dự báo sát nhu cầu giáo viên, khắc phục thừa, thiếu cục bộ

GD&TĐ - Việc số lượng giáo viên đào tạo lớn hơn nhu cầu sử dụng dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm khó tìm được việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điểm tuyển sinh vào một số trường cao đẳng, đại học ngành sư phạm thấp.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đó là nội dung trong Thông báo 401/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc tuyển sinh vào các trường sư phạm.

Thông báo kết luận nêu rõ: Giáo viên là yếu tố quyết định trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quyết định để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại; sắp xếp, kiện toàn hệ thống và điều chỉnh nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giáo viên; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

Về thực trạng đào tạo và chất lượng giáo viên hiện nay còn có một số hạn chế như: Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, một bộ phận giáo viên chưa cập nhật kiến thức, kỹ năng thường xuyên và kịp thời nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Từ một số năm, cơ cấu đội ngũ giáo viên có sự thừa, thiếu cục bộ trong từng môn học, cấp học ở từng địa phương nhưng chậm được xử lý.

Số lượng trường đào tạo giáo viên hiện nay đã vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội. Việc phân bổ giáo viên hiện nay mang tính địa phương (hầu hết giáo viên là người ở địa phương nào thì học và dạy ở địa phương đó). Chất lượng đào tạo của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của chính địa phương đó.

Công tác kiểm định chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng thực hiện chưa chặt chẽ, đầy đủ; công tác dự báo nhu cầu nhân lực, trong đó có nhu cầu về đào tạo giáo viên chưa sát với thực tế.

Để khắc phụ những hạn chế nêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát, thống kê số lượng giáo viên từng cấp, từng môn. Trên cơ sở đó dự báo sát nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, khắc phục bằng được thừa, thiếu cục bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, xây dựng tiêu chí chuẩn các trường sư phạm ở địa phương để quy hoạch, sắp xếp lại các trường sư phạm theo hướng hình thành một số trường trọng điểm (có thể có phân hiệu ở các địa phương) để bảo đảm chất lượng đào tạo giáo viên một cách đồng đều. Nâng chuẩn chất lượng giáo viên các cấp học.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các trường sư phạm nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên; xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đáp ứng nhu cầu nhân lực theo Nghị quyết 29.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.