Nhiệm vụ này được coi là then chốt để nâng cao chất lượng dạy, học bằng phương pháp STEM trong trường học.
Nhiều hình thức tập huấn phong phú
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT): “Thời gian qua, chúng tôi đã thực nghiệm triển khai giáo dục STEM tại 60 trường THCS và THPT. Vụ Giáo dục Trung học và Chương trình đã thực hiện tập huấn cốt cán 5 đợt với sự tham gia của 1.481 giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán ở 48 tỉnh, thành phố, theo Kế hoạch 333/KH-BGDĐT”. Có 3 hình thức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý như sau:
Thứ nhất là tập huấn qua mạng. Chương trình tập huấn qua mạng cho giáo viên thuộc 60 trường THCS và THPT kéo dài trong 14 ngày, trước khi tham gia tập huấn tập trung. Giáo viên, cán bộ quản lý tự nghiên cứu tài liệu, xem các video bài giảng, bài dạy minh hoạ về giáo dục STEM, thử nghiệm xây dựng kế hoạch dạy học theo tinh thần của giáo dục STEM. Thứ hai, tập huấn tập trung Tiến hành tập huấn trực tiếp 3 đợt, mỗi đợt 5 ngày, tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với 680 giáo viên đến từ 60 trường THCS và THPT thuộc 15 tỉnh, thành phố. Trong đợt tập huấn này, giáo viên, cán bộ quản lý được tìm hiểu về giáo dục STEM, trải nghiệm các hoạt động giáo dục STEM và thực hiện xây dựng chủ đề giáo dục STEM theo nhóm trường.
Thứ ba, tập huấn chuyên sâu tại cơ sở giáo dục. Đây là nét đặc thù trong triển khai tập huấn giáo dục STEM. Thay vì giáo viên tập trung tại một địa điểm để chuyên gia tập huấn, các chuyên gia trực tiếp xuống các trường tư vấn, đồng hành cùng nhà trường xây dựng, tổ chức dạy học các chủ đề giáo dục STEM. Cả nước có 14 trường tham gia tập huấn chuyên sâu.
Đội ngũ báo cáo viên báo cáo viên bao gồm 12 thành viên của Nhóm nghiên cứu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) và một số giáo viên phổ thông cốt cán đã được huấn luyện và tham gia nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Vụ Giáo dục Trung học và Chương trình đã mời thêm các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và giáo viên am hiểu về giáo dục STEM cùng tham gia nghiên cứu, tập huấn để chuẩn bị lực lượng báo cáo viên cho việc triển khai mở rộng giáo dục STEM sau này.
Việc tổ chức tập huấn chuyên sâu được thực hiện theo các bước như sau: Việc tập huấn chuyên sâu tại các THCS và THPT đã được giúp việc triển khai giáo dục STEM phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và tạo động lực cho cơ sở giáo dục lập kế hoạch triển khai giáo dục STEM một cách bền vững.
Qua đó, giáo viên, cán bộ quản lý đã xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng, dạy học chủ đề STEM trong trường trung học trong đó có 11 chủ đề minh hoạ. Đây là những chủ đề đã được triển khai thành công tại các trường phổ thông thuộc các vùng miền khác nhau, đã được biên tập lại và hiệu chỉnh về mặt khoa học và sư phạm.
Đa số học viên rất tích cực tham gia vào khóa học qua mạng trước và sau khi tập huấn trực tiếp. Những tỉnh, thành phố có học viên tham gia và nộp sản phẩm đạt mức cao là Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...vv. Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang có số học viên tham gia bài học qua mạng lên đến gần 1000 người.
Những con số biết nói
Tập huấn giáo viên cốt cán về giáo dục STEM Để kết nối nghiên cứu giáo dục STEM theo Kế hoạch số 333/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT với việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các địa phương. Thống nhất về nhận thức và hành động về xây dựng mô hình giáo dục STEM phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
Về chương trình tập huấn Các giảng viên có sự chuẩn bị tốt về chương trình chi tiết cho đợt tập huấn; xây dựng kịch bản chi tiết cho từng khung giờ, từng buổi học nhằm đảm bảo cho học viên không chỉ tiếp nhận thông tin, trải nghiệm, thực nghiệm hiệu quả mà còn học được kỹ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn và thực hiện bài học STEM để áp dụng vào điều kiện của nhà trường.
Đến nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội thảo, tọa đàm về giáo dục STEM cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của 30 phòng GD&ĐT và 16 cụm trường THPT. Tổ chức tập huấn trao đổi tọa đàm quốc tế với đại diện Bộ Giáo dục Hàn Quốc, Bộ Giáo dục bang Nam Úc, Bộ Giáo dục Anh quốc… về giáo dục STEM.
Ngoài ra, còn tổ chức Diễn đàn Hiệu trưởng với chủ đề “Công tác dạy và học các bộ môn khoa học, kỹ thuật, cơ khí và toán học (STEM) trong trường phổ thông”. Hiệu trưởng của 28 trường trên địa bàn thành phố và chuyên gia giáo dục cao cấp của Úc tham dự.
Xác định rõ vai trò của phương pháp dạy học STEM trong thời đại 4.0, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm quốc tế nên Sở GD&ĐT Hưng Yên đã hợp tác với Sở GD&ĐT Incheon- Hàn Quốc đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên trung học về kỹ năng dạy học STEM, STEAM trong giáo dục trung học.
Chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 năm qua phía Incheon - Hàn Quốc đã bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về dạy học STEM cho hàng trăm giáo viên của tỉnh Hưng Yên. Cụ thể, 100 giáo viên dạy học các môn Toán, Vật lý; 102 giáo viên dạy học các môn Hóa học, Sinh học và 102 giáo viên dạy các môn Tin học, Công nghệ. Nhiều trường trung học đã phối hợp với Học viện Kidscode STEM tổ chức Ngày hội STEM cất cánh 4.0 với những lớp học STEM như: STEM lập trình Robot, STEM khoa học, STEM tái chế, STEM lắp ráp Robot, trải nghiệm Công nghệ in khắc 3D, CNC.
Hiệu quả mang lại
Các đợt tập huấn về STEM đã đem lại những tác động rất tích cực cho học viên. Nhận định khách quan này dựa trên việc phân tích số liệu khảo sát đầu vào trước khi tập huấn và đầu ra sau khi tập huấn của học viên tham gia đợt tập huấn.Học viên chưa hiểu về STEM giảm từ 59% xuống 5% sau tập huấn; - Học viên hiểu về STEM tăng từ 48% lên 96% sau tập huấn, trong đó 23% học viên khẳng định Hiểu rõ và Hiểu rất rõ để có thể áp dụng ngay giáo dục STEM vào thực tiễn.
Toàn bộ 100% học viên được cung cấp thông tin đầy đủ và chỉ có 5% học viên cho biết Chưa hiểu rõ về STEM sau khi tập huấn về bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp giáo viên trực tiếp thực hành xây dựng chủ đề/bài học; xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học STEM cụ thể, tổ chức xây dựng chủ đề, kế hoạch dạy học; tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
Việc dạy học các chủ đề STEM đã thúc đẩy việc dạy học gắn với thực tiễn. Đây còn là cơ hội đổi mới tư duy dạy học, khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường sự hợp tác trong công việc của giáo viên.
Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào hoạt động giáo dục nhà trường. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương, cơ sở giáo dục trung học thực hiện thành công giáo dục STEM trong Chương trình GDPT 2018.
Bộ GD&ĐT đã tổ chức các hội thảo, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện giáo dục STEM như: Hội thảo “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”; tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường triển khai thí điểm giáo dục STEM.