Dự án đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

GD&TĐ - Blue Origin - công ty hàng không vũ trụ do Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos thành lập, tiết lộ rằng, động cơ hạ cánh trên Mặt trăng của họ - BE-7, đã thử nghiệm lần thứ tư thành công.

Ý tưởng về trạm đổ bộ của Blue Origin trên bề mặt Mặt trăng.
Ý tưởng về trạm đổ bộ của Blue Origin trên bề mặt Mặt trăng.

Theo NASA, Blue Origin đang trong quá trình hỗ trợ vận hành sứ mệnh tiếp theo của NASA lên Mặt trăng - Artemis 3. Kế hoạch này được cho là sẽ làm nên lịch sử khi đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng.

“Đây là động cơ sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên lên bề mặt Mặt trăng”, Giám đốc Bezos viết trong một bài đăng trên Instagram.

Bài viết cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy, động cơ tên lửa của BE-7 khai hoả.

Tuy nhiên, Blue Origin của Jeff Bezos không phải là công ty vũ trụ duy nhất cạnh tranh để giành được sự “ưu ái” của NASA. Hai công ty khác là Dynetics và SpaceX, thuộc sở hữu của Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk, cũng đang cạnh tranh để giành được vị trí này.

Vào tháng 5, NASA đã ký kết hợp đồng 10 tháng và hỗ trợ tổng cộng 967 triệu USD tới 3 công ty này. Qua đó, các công ty vũ trụ này sẽ sản xuất thiết kế cho hệ thống hạ cánh của con người, nhằm phục vụ sứ mệnh Artemis 3. Sứ mệnh này dự định hạ cánh lên Mặt trăng vào năm 2024.

Động cơ BE-7 của Blue Origin được thiết kế cho trạm đổ bộ Mặt trăng “Blue Moon”, được công ty trình làng vào năm 2019. Theo Blue Origin, động cơ BE-7 được thiết kế để chạy bằng oxy lỏng và hydro, có thể được tìm thấy trên bề mặt của Mặt trăng dưới dạng băng. Ngoài ra, động cơ có lực đẩy 4.535 kg, đồng thời có thể giảm xuống 907 kg. Như vậy, động cơ có thể hạ cánh một cách nhẹ nhàng xuống Mặt trăng.

Động cơ đã được thử nghiệm nhiều lần tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA ở Alabama. Lần này, động cơ khai hoả trong khoảng 20 giây, nâng tổng thời gian chạy thử lên 20 phút.

Ngoài trạm đổ bộ Mặt trăng, Blue Origin cũng đang nghiên cứu hệ thống tên lửa. Trong những năm gần đây, công ty này chủ yếu tập trung vào một hệ thống quỹ đạo dưới lòng đất được gọi là New Shepard. Đây là một tên lửa có thể tái sử dụng để đưa 6 khách du lịch vào vũ trụ cùng một lúc.

Tuy nhiên, trong 20 năm từ khi được thành lập, Blue Origin vẫn chưa vận hành tên lửa New Glenn - công cụ được thiết kế để đưa tải trọng lên quỹ đạo. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh SpaceX đã thực hiện hơn 100 sứ mệnh vào quỹ đạo.

Theo Business Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.