Dự án cụm công nghiệp trăm tỷ đồng bỏ hoang tại Đắk Nông: Chính quyền vất vả dọn 'rác'

GD&TĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông đã 3 lần cưỡng chế các hộ dân lấn chiếm, xây nhà, sản xuất tại cụm công nghiệp bỏ hoang 15 năm ở huyện Tuy Đức.

Công trình nhà bảo vệ do Công ty Đại Gia Thuận triển khai. (Ảnh: TT)
Công trình nhà bảo vệ do Công ty Đại Gia Thuận triển khai. (Ảnh: TT)

Tuân thủ pháp luật để tránh “điểm nóng”

Ngày 31/7, ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết, đã báo cáo kết quả cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai đối với 14 trường hợp chiếm đất trái phép trong Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm (đợt 3).

Ở đợt 3 này, UBND huyện Tuy Đức cưỡng chế thu hồi đất đối với 14 hộ dân lấn chiếm đất Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm làm nhà ở, đất canh tác suốt 15 năm qua.

Theo ông Phú, trước khi thực hiện việc cưỡng chế, đã có 4 hộ dân tự nguyện di dời tài sản, trả lại đất cho địa phương quản lý với diện tích 3,15ha. UBND huyện chỉ đạo lực lượng của địa phương hỗ trợ người dân tháo dỡ, di dời nhà, tài sản ra khỏi khu vực đất Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm.

Tuy nhiên, sau tuyên truyền, vận động, vẫn còn 10 trường hợp không tự nguyện di dời tài sản và trả lại đất cho địa phương với diện tích 5,92ha. Vì vậy, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Đến trưa 30/7, đoàn cưỡng chế đã thực hiện xong việc cưỡng chế, tháo dỡ đối với 10 hộ dân này.

Tổng hợp từ UBND huyện Tuy Đức cho thấy ngoài số hộ đã được xử lý trên vẫn còn khoảng 15 trường hợp chiếm đất trái phép (để trồng trọt trong cụm công nghiệp, tổng diện tích 13,15ha).

Với những trường hợp này, chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định pháp luật về công tác quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng, quản lý dân cư, hạn chế thấp nhất số trường hợp phải tổ chức cưỡng chế.

Theo đại diện đoàn cưỡng chế, việc tăng cường tuyên truyền và thực hiện nghiêm quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc hình thành “điểm nóng” về đất đai tại địa phương.

“Đợt cưỡng chế lần 3 diễn ra thuận lợi, không có sự cản trở, chống đối của các đối tượng có liên quan. Nhờ đó đảm bảo được an ninh trật tự trên địa bàn huyện trong quá trình thực hiện”, ông Trần Vĩnh Phú cho hay.

du an cum cong nghiep tram ti dong bo hoang tai dak nong.jpg
UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) tiến hành cưỡng chế đợt 3 đối với các hộ dân lấn chiếm cụm công nghiệp bỏ hoang. (Ảnh: CTV)

Mất liên lạc với chủ đầu tư

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 12/2009, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Quyết định số 1915/QĐ-UBND phê duyệt đầu tư Dự án Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận (Công ty Đại Gia Thuận) làm chủ đầu tư, diện tích gần 35ha. Tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 3 năm.

Đến 1/2/2012, cơ quan chức năng đã bàn giao đất cho Công ty Đại Gia Thuận. Hiện trạng đất thời điểm đó là đất trống, đã được giải phóng mặt bằng, được cắm mốc ranh giới rõ ràng (đất sạch).

Để đáp lại sự “kỳ vọng” của địa phương, Công ty Đại Gia Thuận đã triển khai các hạng mục, gồm… nhà bảo vệ rộng khoảng 10m2, cổng chính chưa được tô trát. Riêng khu nhà điều hành chỉ mới ghép ván cốp pha. Ngoài ra, Công ty Đại Gia Thuận còn san gạt khoảng 700m đường từ tỉnh lộ 1 đến khu vực dự án.

Điều đáng nói, sau khi quá hạn cam kết, đến 3/6/2016, chủ đầu tư xin gia hạn đầu tư. Kể từ thời điểm này về sau, Công ty Đại Gia Thuận không có bất kỳ hoạt động nào.

Công trình dang dở, dự án bỏ hoang, nhưng UBND tỉnh Đắk Nông lại mất liên lạc với chủ đầu tư. Đến năm 2020, UBND tỉnh đã thu hồi 35ha đất và giao về địa phương quản lý.

Như vậy, sau hơn 15 năm, những gì Công ty Đại Gia Thuận để lại cho tỉnh Đắk Nông chỉ là căn nhà bảo vệ rộng khoảng 10m2 chưa tô trát, cổng chính dang dở và một số trụ bê tông. Toàn bộ diện tích đất 35ha bỏ hoang bị hàng chục hộ dân lấn chiếm, sang nhượng và biến thành khu dân cư, buộc chính quyền phải cưỡng chế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...