(GD&TĐ)-Đó là chủ đề Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 10-11/10/2012.
Họp báo trước thềm Hội nghị |
Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 250 đại biểu đại diện các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, Bộ LĐTBXH, các cơ sở dạy nghề... Các đại biểu tại hội nghị cùng trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu các kinh nghiệm, giải pháp của các nước trong khu vực và quốc tế để phục vụ công tác đổi mới và phát triển dạy nghề trong thời gian tới...
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Ngọc Phi, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 với tư tưởng chỉ đạo là tạo ra bước đột phá về chất lượng dạy nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% (tương đương 23,5 triệu) vào năm 2015 và 55% vào năm 2020. Giai đoạn 2011 – 2015, đào tạo mới trình độ CĐ nghề, trung cấp nghề cho khoảng 2,1 triệu lượt người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người..
Cũng theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Ngọc Phi, trong các giải pháp đạt được mục tiêu chiến lược thì “Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề” và “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là hai giải pháp đột phá; “Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia” là giải pháp trọng tâm.
Hải Bình