Đồng Nai: Ca F1 tại khu công nghiệp Amata âm tính với SARS-CoV-2

GD&TĐ - Sáng ngày 10/6, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, trường hợp F1, ngụ TP.HCM làm việc tại khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. (Nguồn ảnh: CDC Đồng Nai)
Xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. (Nguồn ảnh: CDC Đồng Nai)

Trước đó, ngày 8/6, TP.Biên Hòa đã phải họp khẩn với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai vì có ca F1 làm việc trong khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa.

Ca F1 là chị N.T.T.D, 32 tuổi, địa chỉ tại KP.6, P.Tân Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM, là Trưởng bộ phận kiểm kê tại Công ty Tommbow (lô 514 đường 13 khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa, Đồng Nai).

Chị N.T.T.D sống cùng chồng tại TP.Thủ Đức. Vào ngày 30/5, chồng chị được khuyến cáo ở nhà cách ly phòng chống dịch. Đến 3.6, người chồng thuộc diện F2 cách ly y tế tại nhà. Ngày 4.6, người chồng trở thành F1 nên được đi cách ly tập trung, đến trưa 7.6 thì cho kết quả dương tính với Covid-19.

Do tính chất công việc nên trong quá trình làm việc tại công ty, chị T.D tiếp xúc với tất cả các dây chuyền làm việc tại đây.

Đánh giá chị N.T.T.D là ca F1 có nguy cơ cao nên TP.Biên Hòa đã phải họp khẩn, chuẩn bị mọi tình huống nếu F1 thành F0, cách ly ngay tại công ty 27 trường hợp F2 có tiếp xúc gần với chị N.T.T.D.

Tất cả 27 trường hợp F2 tiếp xúc gần với chị T.D cũng đã  có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Với kết quả này, các trường hợp F2 của ca F1 này đủ điều kiện được giải phóng. Công ty nơi ca F1 làm việc cũng có thể quay trở lại hoạt động bình thường nhưng cần tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...