Chính phủ Ấn Độ đã đặt ra một nhiệm vụ đầy tham vọng cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước - phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong khuôn khổ chương trình AMCA (Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến).
Theo thông báo, 40 máy bay đầu tiên thuộc phiên bản AMCA Mk I sẽ được trang bị động cơ GE-F414 của Mỹ, do General Electric (GE) sản xuất, được phát triển riêng cho máy bay chiến đấu F/A-18E.
Động cơ này được coi là một trong những "trái tim" tiên tiến nhất và tin cậy nhất cho tiêm kích, trong số các sản phẩm tương tự được sản xuất ở phương Tây. Dữ liệu này được cung cấp bởi ấn phẩm “Đánh giá quân sự”.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm AMCA của Ấn Độ sẽ không sử dụng động cơ Nga. |
Đối với giai đoạn tiếp theo của dự án mang tên AMCA Mk II, chính quyền Ấn Độ có kế hoạch phát triển động cơ mới với sự tham gia của đối tác nước ngoài.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển turbine khí GTRE - một thành viên của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), đang tìm kiếm ứng viên phù hợp từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Rolls-Royce, Safran và GE.
Dự kiến, việc lựa chọn đối tác sẽ được thực hiện vào giữa năm 2024 và hợp đồng sẽ được ký kết trong thời gian tới. Mục tiêu của động cơ mới là đạt được lực đẩy trong khoảng 110 - 130 kN.
"Trái tim" này sẽ không chỉ được sử dụng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà còn tích hợp cho tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay thế hệ mới, cũng như chiến đấu cơ hạng nhẹ Tejas Mk II MLU nâng cấp.
Một khía cạnh quan trọng là sự vắng mặt của Nga trong danh sách các đối tác tiềm năng tham gia phát triển động cơ mới cho AMCA, bất chấp kinh nghiệm phong phú của các chuyên gia nước này khi đã có sản phẩm Izdeliye 30, và sự hợp tác quốc phòng sâu rộng từ trước với Ấn Độ.
Thực tế trên có thể cho thấy Ấn Độ mong muốn không làm xấu đi mối quan hệ với Washington, bởi việc hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ấn Độ và Mỹ đang diễn ra với tốc độ rất cao.
Thất bại trong chương trình FGFA khiến Ấn Độ không muốn hợp tác tiếp với Nga để phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm. |