Xung khắc với Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions
Xung đột của Donald Trump với Jeff Sessions, một trong những người đầu tiên của đảng Cộng hòa ủng hộ Donald Trump trong cuộc chiến giành chiếc ghế tổng thống và có được vị trí quan trọng trong nội các của Donald Trump- Tổng chưởng lý thứ 84 trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, từ cuối tuần trước, một tin tức chính trị làm chấn động nước Mỹ- cuộc đối đầu với Tổng thống khiến Donald Trump trăn trở trên Twitter.
"Bộ trưởng Sessions có quan điểm rất yếu kém liên quan đến những tội ác của Hillari Clinton và sự rò rỉ thông tin tình báo" - Donald Trump viết trên Twitter. Thật ra, Donald Trump tỏ ý trách Jeff Sessions rằng Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đã không điều tra "những nỗ lực của Ukraine trong việc phá hoại chiến dịch tranh cử của Trump" (trích dẫn từ Twitter Tổng thống Mỹ) và không phản đối cuộc tấn công liên tục vào người đứng đầu Nhà Trắng bằng những cáo buộc thông đồng với Nga.
Donald Trump chống lại Bộ trưởng Ngoại giao
Sáu tháng sau khi thành lập nội các của nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump không chỉ xung khắc với Bộ trưởng Tư pháp Sessions mà với cả Ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo hãng truyền hình CNN, Rex Tillerson có khả năng rút lui khỏi chiếc ghế Ngoại trưởng vào cuối năm nay.
Nguyên nhân, theo CNN, giữa Donald Trump và Rex Tillerson tồn tại nhiều bất đồng, trong đó có vấn đề mấu chốt: Bộ Ngoại giao đóng vai trò gì trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
Chuyện bắt đầu từ sự can thiệp thô bạo của Nhà Trắng vào công tác nhân sự của Bộ Ngoại giao. Tiếng là Bộ trưởng Ngoại giao nhưng Rex Tillerson bị “trói tay” trong công việc, bị cáo buộc có quan hệ thù địch với cố vấn cao cấp của Nhà Trắng và là con rể của Tổng thống, ông Jared Kushner và Chánh văn phòng Tổng thống Johnny DeStefano.
Một trong những trường hợp điển hình nhất là Rex Tillerson không thể bổ nhiệm ông Elliott Abrams là phó thường trực cho mình. Elliptt Abrams là một nhà ngoại giao uy tín từ thời Reagan nhưng bị Nhà Trắng từ chối chỉ vì có những lời lẽ thiếu thận trọng về Donald Trump hồi vận động tranh cử.
Cuối cùng, theo các phương tiện truyền thông, phản ứng đau đớn của Rex Tillerson về xung đột giữa Donald Trump và Jeff Sessions đã khiến quan hệ giữa ông và Tổng thống thêm xa cách. Theo nguồn tin thân cận với Rex Tillerson, rất có thể Ngoại trưởng Mỹ sẽ từ chức vào cuối năm nay, sau khi công việc cải tổ ở Bộ Ngoại giao hoàn tất.
Bất đồng với Cố vấn an ninh quốc gia
Một trong những nhân vật then chốt của chính quyền Donald Trump là Cố vấn an ninh quốc gia Herbert McMaster cũng bị ông chủ Nhà Trắng nặng lời chỉ trích. Số là Donald Trump không hài lòng với kế hoạch giải quyết vấn đề Afghanistan mà Herbert McMaster đề xuất.
Herbert Mcmaster đề nghị tăng quân Mỹ ở Afghanistan lên 3900 người, bởi theo ông, chỉ như vậy mới có thể tạo ra những cuộc đàm phán thuận lợi giữa chính phủ Kabul và Taliban cùng các lực lượng phiến quân khác.
Theo nguồn tin từ tờ Politico, trong cuộc thảo luận của khối sức mạnh cách đây vài tuần, Donald Trump không những không ủng hộ kế hoạch này mà còn kịch liệt phản đối với thứ ngôn ngữ khó nghe. Kế hoạch của Herbert McMaster bị hoãn vô thời hạn. Và như vậy, vị trí của Cố vấn an ninh quốc gia của Herbert McMaster đang bị đe dọa.
Như vậy, mối quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và các thành viên chủ chốt của Nhà Trắng là rất xấu. Nếu cuộc chiến “dưới thảm” của họ ngày một khốc liệt, số phận của chính Tổng thống Mỹ sẽ bị đặt trước dấu hỏi lớn.
Tổng thống Mỹ đang mất dần sự ủng hộ
Các nhà quan sát chú ý đến sự thay đổi thường xuyên của các nhân vật cao cấp trong Chính phủ Donald Trump. Cụ thể, vào ngày 31/7, Nhà Trắng công bố sa thải Vụ trưởng Vụ Truyền thông Anthony Scaramucci. Vào ngày 02/8, Nhà Trắng công bố từ chức của Giám đốc tình báo SNB Ezra Cohen-Watnick.
Theo tờ Politico, việc miễn nhiệm Azra Cohen-Watnick có sự ủng hộ của Herbert McMaster. Tuy nhiên, chỉ sau 31/7, khi John Kelly trở thành Chánh Văn phòng Nhà Trắng thay vì Reince Priebus. Việc miễn nhiệm Azra Cohen-Watnick mới thành hiện thực.
Bình luận về quyết định từ chức của mình, Reince Priebus cho rằng, Tổng thống Mỹ muốn "tái thiết lập" trong chính quyền và bắt đầu hành động theo kiểu khác. "Tướng Kelly sẽ mang đến cho Nhà Trắng một cấu trúc, kỷ luật và quyền lực mới" - Phát ngôn viên của chính quyền Mỹ Sarah Sanders khẳng định.
Tất cả những nỗ lực của Donald Trump trong việc phản công cuộc chiến thông tin nhằm vào ông cho đến nay đã không thành công. Trong khi đó, một cuộc điều tra theo cáo buộc rằng Donald Trump thông đồng với Nga ngày càng mở rộng.
Cách đây chưa lâu, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã đưa ra bằng chứng về con rể và là cố vấn cao cấp của tổng thống có những thỏa thuận bí mật với Moskva, ông Jared Kushner một lần nữa phải tự mình bác bỏ. Điều này giải thích vai trò nhạt nhòa của Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, theo đó, người đứng đầu Nhà Trắng đã không tìm thấy một người bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc chiến chống lại các đối thủ chính trị.
Còn nhớ, Jeff Sessions đã dứt khoát từ chối điều tra scandal cáo buộc có liên hệ với Nga từ tháng Ba, ngay sau khi được bổ nhiệm. Ông Jeff Sessions khẳng định sẽ không điều tra bất kỳ trường hợp cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống, rằng cơ quan của ông không dính dáng đến chính trị.
Đã hơn nửa năm, kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống, mọi hoạt động của Nhà Trắng được đánh giá bằng một từ ngắn gọn: thất vọng. Theo một cuộc thăm dò gần đây của ABC News và The Washington Post, chỉ số tín nhiệm của người đứng đầu của Nhà Trắng đạt mức tối thiểu so với cùng kỳ của tất cả các tổng thống Mỹ trong những thập kỷ gần đây.
Theo đó, chỉ số tín nhiệm của Donald Trump giảm từ 42% (tháng Tư) xuống còn 36% như hiện nay. Ngoài ra, 58% người Mỹ không đặt niềm tin vào Tổng thống, trong đó 48% đánh giá ông ở mức cực kỳ tiêu cực, gần một nửa số người Mỹ (48%) tin rằng, dưới thời trị vì của Donald Trump, vị thế của Mỹ trên thế giới suy yếu, trong khi đó chỉ hơn 1/3 số người được hỏi đánh giá chính sách đối ngoại của Donald Trump là tích cực.
Theo Giám đốc Trung tâm Carnegie (Nga) Dmitry Trenin, một trong những nguyên nhân khiến Nhà Trắng rơi vào khủng hoảng là nhân vật số 1 của nó không phải chính trị gia mà là thương gia. Đây là nguyên nhân chính khiến Donald Trump trở thành “kẻ xa lạ” với các cộng sự của mình. Với tư cách là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ nhưng Donald Trump không điều tiết nổi các mối quan hệ trong nội bộ Nhà Trắng thì khó có thể nói đến chuyện lãnh đạo cả nước Mỹ và thế giới.
Một tương lai bấp bênh cho ông chủ Nhà Trắng