Đối thoại chính sách và kết nối các bên liên quan về giáo dục người khuyết tật

GD&TĐ - Sáng nay (30/3), tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách và kết nối các bên liên quan về giáo dục người khuyết tật”.  

Tọa đàm về chính sách giáo dục người khyết tật
Tọa đàm về chính sách giáo dục người khyết tật

Hội thảo là diễn đàn quan trọng trong việc xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết thông qua việc tọa đàm, chia sẻ, giao lưu của các nhà hoạch định chính sách tâm huyết đến từ các Bộ, ngành quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục NKT với các đại biểu.

Qua đó đề xuất những giải pháp hữu ích cho Bộ GDĐT về những định hướng xây dựng chính sách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật có hiệu quả và thành công hơn nữa.

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2016, hiện có khoảng 900.000 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, tỷ lệ nghèo người khuyết tật cao hơn 1,5 lần; các điều kiện tiếp cận giáo dục, y tế thấp hơn bình quân chung…

Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã chủ động, tích cực triển khai công tác giáo dục người khuyết tật. Đội ngũ giáo viên giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từng bước nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình đối với giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật; trẻ em khuyết tật được tiếp cận giáo dục ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học báo cáo tại hội thảo về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
Ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học báo cáo tại hội thảo về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật

Đến nay, đã hình thành hệ thông trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh, cấp huyện ở khoảng 20 tỉnh TP; đã có 17 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh và cấp huyện; 7 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật; 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt và triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp mầm non, phổ thông trong cả nước.

Quy mô giáo dục trẻ khuyêt tật ngày càng được mở rộng, cá điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho trẻ khuyết tật học tập và chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật ngày càng được nâng cao. Ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được đi học không chỉ ở cấp học mầm non, tiểu học mà còn ở các cấp học cao hơn như: THCS, THPT và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Ngay cả các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì số lượng trẻ khuyết tật được quan tâm, được tiếp cận, được đi học cũng ngày càng tăng. Nhiều hình thức tổ chức lớp học hòa nhập linh hoạt với các đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau.

Mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 70% người khuyết tật trong độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện. Có ít nhất 50% cán bộ quản lý, giáo viê, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục người khuyết tật.

Có ít nhất 40% tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ sở giáo dục được phổ biến và thực hiện hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ