Đổi thay ở Tu Mơ Rông

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở huyện Tu Mơ Rông giảm sâu, vượt kế hoạch đề ra.

Nhờ trồng sâm Ngọc Linh nên cuộc sống người dân huyện Tu Mơ rông có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhờ trồng sâm Ngọc Linh nên cuộc sống người dân huyện Tu Mơ rông có nhiều chuyển biến tích cực.

Người dân vươn lên thoát nghèo

Là huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, trong những năm qua Tu Mơ Rông luôn quan tâm, chú trọng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, phấn đấu giảm số hộ nghèo bình quân hàng năm từ 6-8%, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 17,76% vào cuối năm 2025. Riêng năm 2022, địa phương phấn đấu giảm 10,24% tỷ lệ nghèo đa chiều. Theo đó tỷ lệ nghèo đa chiều còn lại đến cuối năm 2022 là 47,26% (giảm 12,93% so với cuối năm 2021 là 64,79%).

Để giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, nguồn kinh phí thực hiện là hơn 193 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương. Chỉ riêng năm 2022, tổng số vốn thực hiện chương trình là hơn 76 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển trên 66 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 9,9 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 10/11/2022 đã giải ngân được hơn 15 tỷ đồng đạt tỷ lệ 20,75%. Ước tính giải ngân đến 31/12/2022 được trên 62 tỷ đồng, đạt 84,23%.

Theo đó, dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo với nguồn ngân sách Trung ương là trên 68 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với ngân sách Trung ương hơn 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất là 981 triệu đồng và dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là hơn 1,6 tỷ đồng…

Qua rà soát của huyện Tu Mơ Rông, cuối năm 2021 hộ nghèo là 3.546/6.805 hộ, chiếm tỷ lệ 52,11%. Trong đó, hộ nghèo là dân tộc thiểu số 3.545/3.546 hộ, chiếm tỷ lệ 99,97%. Còn hộ cận nghèo là 550/6.805 hộ đều là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 8,08%.

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ rông, đến thời điểm hiện tại hộ nghèo trên địa bàn là 2.859/6.963 hộ, chiếm tỷ lệ 41,06%. Bên cạnh đó, hộ thoát nghèo là 742 hộ, tỷ lệ giảm nghèo 11,05%. Còn hộ cận nghèo đến nay là 432/6.963 hộ, chiếm tỷ lệ 6,20% và hộ thoát cận nghèo là 228 hộ, tỷ lệ giảm cận nghèo 1,88%.

Theo đó, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm vượt kế hoạch của UBND huyện là 2,69%. Bên cạnh đó, kết quả giảm hộ nghèo là 742/556 hộ, đạt tỷ lệ 133,45%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,05%, vượt kế hoạch 2,31%. Còn kết quả giảm hộ cận nghèo vượt kế hoạch 0,38%.

Phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác đi thăm vườn sâm tại huyện Tu Mơ Rông.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác đi thăm vườn sâm tại huyện Tu Mơ Rông.

Để đạt được kết quả đáng khích lệ trên thì các cấp, các ngành đã tổ chức quán triệt và tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Theo đó, công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững được quan tâm, đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn đã tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống...

Bên cạnh những thuận lợi thì huyện Tu Mơ Rông cũng gặp không ít những khó khăn. Theo đó, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân. Qua đó gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các chương trình, chính sách về giảm nghèo.

Để công tác giảm nghèo diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả, huyện Tu Mơ Rông đề ra giải pháp là đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”. Từ đó khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân và cộng đồng. Ngoài ra, tuyên truyền, giới thiệu những cá nhân, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

Không những vậy, chỉ đạo các đơn vị, UBND xã khẩn trương triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, nhất là việc phân khai kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện các Tiểu dự án, Dự án. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện của các dự án triển khai trong năm 2022 để kịp thời điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đặc biệt, có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, tham mưu cấp thẩm quyền hoặc thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực...

UBND huyện Tu Mơ Rông cũng đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh sớm ban hành hoặc chỉ đạo các sở ngành sớm ban hành văn bản hướng dẫn để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Còn với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương mong muốn sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư và sự nghiệp của ngân sách trung ương trong nước năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.