Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nâng cao năng lực tiếp cận Chương trình GDTX cấp THPT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giúp triển khai hiệu quả đổi mới giáo dục.

TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT triển khai các nội dung trọng tâm (ảnh: Thành Tâm).
TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT triển khai các nội dung trọng tâm (ảnh: Thành Tâm).

Từ 8-9/4, Sở GD&ĐT Đắk Lắk triển khai tập huấn hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT).

TS. Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở dự, chỉ đạo tập huấn và triển khai một số nội dung trọng tâm.

Đại biểu, giáo viên dự khai mạc đợt tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

Đại biểu, giáo viên dự khai mạc đợt tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

Trong đợt tập huấn này, đội ngũ cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, giáo viên của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố tham gia tập huấn ở các môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học và tiếng Anh.

Sự phát triển năng lực của học sinh là thước đo quan trọng

Phát biểu chỉ đạo, TS. Đỗ Tường Hiệp yêu cầu các học viên tham gia nghiêm túc, chủ động thực hiện các nội dung tập huấn. Lĩnh hội, nắm chắc các nội dung Chương trình GDTX theo Thông tư 12 của Bộ GDĐT về Chương trình GDTX cấp THPT.

“Cần tiếp cận phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Không còn dạy cái gì, mà phải dạy cách khám phá tri thức để học sinh tiến bộ, phát huy tiềm năng của từng học sinh. Sự phát triển năng lực của học sinh cũng chính là thước đo cho sự đổi mới của thầy cô”, TS. Hiệp nêu yêu cầu.

Theo yêu cầu, đợt tập huấn này không có "mệnh lệnh" hành chính, mà tập trung hoàn toàn vào chuyên môn.


TS. Lê Thị Thảo - Trưởng phòng GDTrH-GDTX quán triệt các yêu cầu và nội dung tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

TS. Lê Thị Thảo - Trưởng phòng GDTrH-GDTX quán triệt các yêu cầu và nội dung tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

Sau đợt tập huấn, các thầy cô phải xây dựng kế hoạch môn học và kế hoạch bài học. Việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.

Xây dựng được ma trận đề kiểm tra theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Đặc biệt, triển khai tổ chức dạy học các chủ đề, chuyên đề học tập và thiết kế xây dựng đề kiểm tra định kỳ theo yêu cầu cần đạt của Chương trình GDTX cấp THPT để phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Đây là đợt sinh hoạt chuyên môn rộng lớn của GDTX. Điều đó được thể hiện ở việc, ngoài số giáo viên điều động, còn có một số lượng lớn giáo viên xin đi thêm và tự túc kinh phí.

TS. Hiệp nhấn mạnh: "Sau đợt tập huấn, việc sinh hoạt tổ chuyên môn phải tích cực, chuyên nghiệp theo hướng nghiên cứu bài học. Sinh hoạt chuyên đề theo hướng dẫn Công văn 5555 của Bộ GD&ĐT. Hạn chế sinh hoạt hành chính. Đồng thời, phải tích cực số hóa trong quản lý và dạy học, nhằm giải hồ sơ hành chính đối với giáo viên".

Các học viên tập tham gia đợt tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

Các học viên tập tham gia đợt tập huấn (ảnh: Thành Tâm).

Cũng tại đây, Sở GD&ĐT cũng đã hướng dẫn, triển khai việc thực hiện các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM cho khối GDTX.

“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM trong và ngoài Trung tâm là nội dung quan trọng để phát huy tối đa phẩm chất, năng lực, sự sáng tạo của người học. Giúp các em vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống ở từng mức độ khác nhau. Nói cách khác, đây chính là nơi để đánh giá khách quan việc học có thực sự đi đôi với hành hay không”, TS. Hiệp cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.