Vì vậy, nếu tổ chức tốt SHCM thì sẽ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên.
Dưới đây là một vài chia sẻ, kinh nghiệm của cô Bùi Thị Kim Chi – Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Lào Cai) trong tổ chức đổi mới hình thức SHCM theo hình thức mới.
Kinh nghiệm từ thực tiễn
Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn theo mô hình sinh hoạt chuyên môn mới. Theo đó, Ban giám hiệu và cốt cán chuyên môn nhà trường tham gia cùng để cùng tháo gỡ khó khăn và bồi dưỡng cách ghi chép
Theo cô Chi, mô hình SHCM mới của nhà trường là: Dự giờ không quan tâm đến quy trình, khâu bước của người dạy mà cần quan tâm tới học sinh được học như thế nào? chỗ nào học được, chỗ nào học sinh chưa học được? Và đặc biệt là trong phần thảo luận giờ dạy không nhằm đánh giá người dạy mà cùng nhau nghiên cứu tiết dạy, trao đổi về tiết dạy để phát triển chuyên môn cho giáo viên.
Với việc đổi mới SHCM theo hình thức trên, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đã được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao tại Hội nghị tuyên dương cán bộ quản lý tiểu học giỏi cấp quốc gia, bởi nội dung và tính mới của sáng kiến.
Cách làm của cô Chi là: Tổ chức mô hình chuyên môn mới để đảm bảo cơ hội học tập thực sự, có ý nghĩa cho tất cả học sinh và phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên; góp phần thay đổi văn hoá nhà trường.
Đảm bảo cơ hội học tập thực sự có ý nghĩa cho tất cả học sinh có nghĩa là: Học sinh đã học chưa? Học sinh học như thế nào? Tại sao các em học như vậy? Việc học đó có ý nghĩa không? Việc học thực sự của học sinh thể hiện trên đối tượng học sinh được phân loại: khá, giỏi hay trung bình hay yếu, học sinh khá giỏi học như thế nào? Học sinh trung bình học như thế nào? (Học sinh giỏi không có nghĩa là giáo viên cho học sinh làm thêm nhiều bài hoặc làm bài khó mà giáo viên huấn luyện để học sinh giỏi có thể giúp bạn học, biết dạy cho bạn khác học...) để tất cả các học sinh đều vui vẻ học.
Phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên nghĩa là giáo viên học các năng lực mới như: Quan sát tinh tế, nhanh nhạy việc học của học sinh và linh hoạt điều chỉnh dạy học cho phù hợp với từng đối tượng và diễn biến của tiết học. Đồng thời biết thiết kế lại kế hoạch bài học và giáo viên biết cách tự học với tư cách của chuyên gia.
Còn thay đổi văn hoá nhà trường tức là cải thiện mối quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa cán bộ quản lý, giáo viên với cha mẹ học sinh.
Vai trò của tổ chức SHCM mới với phát triển nhà trường
Giáo viên chủ động quan sát, ghi chép và điều hành hoạt động nhóm |
Cũng theo cô Chi, để giáo viên nắm được ưu điểm của việc đổi mới SHCM theo mô hình mới; đồng thời, nhận thức rõ đổi mới SHCM là quyết sách quan trọng nhằm thay đổi trường học, tạo ra sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục, thì cần Ban giám hiệu cần phải củng cố cho giáo viên của trường hiểu sâu sắc chắc về các nội dung cơ bản của đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Theo đó, mô hình “Sinh hoạt chuyên môn mới” của nhà trường được thiết kế như sau:
“Tôi đã tổ chức cho giáo viên phân tích sâu hơn hiệu quả của từng khâu trong quy trình, cụ thể: Trong tập huấn, tôi luôn quan tâm đến mục tiêu phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên.
Khâu cuối cùng của quy trình là tác động thực tế, làm thay dổi thực tế. Đó chính là làm cho giáo viên thấy rõ, sau mỗi tiết dự giờ, cả người dạy và người dự đều phải tự suy ngẫm tìm giải pháp tác động lại thực tế thiết kế (sáng tạo lại kế hoạch bài học)” – cô Chi trao đổi.
Cô Chi phân tích: Muốn vậy giáo viên phải xác định mục tiêu từ lúc quan sát khi dự giờ: cần quan sát ở vị trí nào? quan sát gì? Trong quá trình quan sát, mỗi giáo viên cần dự kiến và tìm minh chứng để phân tích các nguyên nhân tác động đến tâm lý, hành vi và các tình huống học tập của học sinh.
Cùng với sự chia sẻ của đồng nghiệp, cả người dạy và người dự đều phải suy nghĩ để tìm ra các giải pháp sáng tạo để nâng cao hiệu quả bài học.
Biết cách bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên
Học sinh tích cực hợp tác, hoạt động nhóm |
Ban giám hiệu cần tăng cường kĩ năng quan sát trong dự giờ cho giáo viên thông qua việc bồi dưỡng giáo viên cách quan sát, ghi chép hiệu quả.
Có thể hướng dẫn giáo viên phân tích, so sánh điểm khác biệt giữa cách ghi chép khi dự giờ của mô hình “SHCM truyền thống” và mô hình “SHCM mới” theo hướng dẫn dưới đây để giáo viên có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy:
Dự giờ truyền thống | Dự giờ SHCM mới | |
1 | Tập trung vào cách dạy của giáo viên | Tập trung vào việc học của học sinh |
2 | Ghi chép các bước lên lớp theo tiến trình bài dạy của giáo viên. Quan tâm đến những học sinh nổi bật (khá, giỏi) | Ghi chép các tình huống học sinh học tốt, tình huống học sinh học chưa tốt. Quan tâm đến tất cả học sinh (các HS khó khăn càng được quan tâm nhiều hơn). Có thể ghi chép dưới hình thức một câu chuyện về 1 học sinh hoặc 1 nhóm học sinh |
3 | Ghi nhận xét: Đúng (sai) | Ghi dự đoán nguyên nhân dẫn đến tình huống học sinh học tốt, tình huống học sinh học chưa tốt. |
4 | Đánh giá: Đủ, đúng quy trình; giọng nói, trình bày bảng... | Dự kiến các giải pháp để khắc phục nguyên nhân. |