Đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại công nghệ 4.0

GD&TĐ - "Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại công nghệ 4.0".

Hội thảo và tập huấn quốc tế về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại công nghệ 4.0
Hội thảo và tập huấn quốc tế về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại công nghệ 4.0

Đó là chủ đề Hội thảo quốc tế do Đại học Thái Nguyên phối hợp với Dự án INCREASE tổ chức, diễn ra từ ngày 21 - 22/9/2022.

Tham dự Hội thảo có Ông Rainer Svacinka, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ SUMO, điều hành Dự án INCREASE thuộc Chương trình Erasmus Plus; PGS.TS Jasmin Donlic và TS. Daniela Lehner đến từ Đại học Alpen Adria; Cán bộ, giảng viên tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường Quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Hùng Vương; Giáo viên các trường THPT và THCS của tỉnh Thái Nguyên.

Về phía Đại học Thái Nguyên có PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo các ban chức năng, các trường thành viên, giảng viên của 10 đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Thái Nguyên; Sinh viên năm cuối chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh Trường Ngoại ngữ.

Chương trình nhằm mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy, phát triển phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho giảng viên tiếng Anh các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài Đại học Thái Nguyên; các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục và giáo viên phổ thông.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận các nội dung: Chia sẻ kinh nghiệm thực tế về phương pháp giảng dạy và ứng dụng công cụ đào tạo số hóa trong giảng dạy ngoại ngữ; Xác định những khó khăn, rào cản chính ảnh hưởng đến khả năng và chất lượng triển khai các phương pháp dạy học ứng dụng công cụ đào tạo số trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngoại ngữ hiện nay.

Xác định những thách thức cần giải quyết để khuyến khích triển khai và nhân rộng các phương pháp dạy học ứng dụng công cụ đào tạo số một cách phù hợp và hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và THPT; xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo ngoại ngữ và các đối tác quốc tế có tiềm năng để phát triển các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên gửi lời cảm ơn tới các diễn giả, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu, Đại học Klagenfurt (Áo), Công ty Sumo Technologies và các đơn vị, tổ chức đã dành thời gian quý báu cho buổi hội thảo hôm nay.

Thông qua Hội thảo các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phát triển năng lực mạng lưới giữa các trường đại học Á - Âu nhằm tạo cơ hội không ngừng đổi mới trong quản trị đại học, tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và coi đây là chìa khóa để hội nhập, phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các đối tác trong Mạng lưới Chương trình Erasmus Plus và tăng cường kết nối, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa.

PGS.TS Jasmin Donlic đến từ Đại học Alpen Adria.

PGS.TS Jasmin Donlic đến từ Đại học Alpen Adria.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, 700 sinh viên và lãnh đạo phòng Công tác Học sinh sinh viên của các Trường Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm và Khoa Quốc tế đã được tập huấn kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi nghiệp và kỹ năng mềm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.