Đổi mới phương pháp dạy học: Hết thời bảng đen - phấn trắng

Đổi mới phương pháp dạy học: Hết thời bảng đen - phấn trắng

Đó là: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường phổ thông? và Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thực hiện như thế nào trong thời gian tới?

Nhiều mô hình đổi mới đã phát huy tác dụng

Những năm trước đây, phương pháp, hình thức dạy học trong các nhà trường phổ thông được nhận định là còn nặng về thuyết trình, truyền bá, nhồi nhét kiến thức, ít khơi dậy cá tính, sáng tạo, mang tính áp đặt, thiếu dân chủ; nhẹ về thực hành, thực nghiệm; chưa chú trọng rèn luyện các phương pháp dạy học, cách học và tự học cho học sinh; chủ yếu là dạy trực tiếp trên lớp với sách giáo khoa và bảng đen, phấn trắng; ít trải nghiệm, thực hành, thực tế.

Đưa nhận định này, ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT – cho rằng: Nguyên nhân của những hạn chế trên do nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học trong nhà trường, như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin ở một số cơ sở giáo dục vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học mới, hiện đại.

Bộ GD&ĐT cũng tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”, tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng, đưa trang mạng “Trường học kết nối” vào hoạt động chuyên môn từ ngày 31/10/2014. Triển khai Mô hình VNEN, phương pháp dạy học Mỹ thuật của Đan Mạch (tiểu học); triển khai trường học mới (THCS), giáo dục STEM (THCS, THPT).

Công tác quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học từ các cơ quan quản lý giáo dục và hiệu trưởng các trường phổ thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học chưa đồng bộ với hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chính sách, cơ chế quản lý đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học và việc đánh giá giáo viên chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học.

Trước thực trạng này, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết: Những năm qua, nhiều mô hình đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học đã được triển khai, áp dụng. Đơn cử như, năm 2013, Bộ GD&ĐT có Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH năm 2013 hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; đây cũng là năm bắt đầu thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Từ năm 2014, triển khai thí điểm mô hình dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Ảnh minh họa/ INT
 Ảnh minh họa/ INT

Giúp học sinh khám phá và phát hiện kiến thức mới

Chia sẻ về đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học, ông Vũ Đình Chuẩn nhấn mạnh đến việc dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Như vậy, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo; học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn.

Nói về đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học, ông Vũ Đình Chuẩn cũng lưu ý việc đánh giá trong quá trình học tập. Cụ thể, chú trọng đánh giá theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, trình diễn kết quả… Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức, như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho rằng, định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học môn học là cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…); từ đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh. Chọn và sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được các nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức dạy học. Theo đó, tùy theo mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học cụ thể mà có những hình thức dạy học thích hợp, như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp… Chuẩn bị tốt về phương pháp dạy học giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh. Sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin - truyền thông.

“Định hướng về hình thức giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục, như: Trong/ngoài lớp học, trong/ngoài khuôn viên nhà trường, gắn với sản xuất – kinh doanh – dịch vụ; học lý thuyết, làm bài tập/thí nghiệm – thực hành/dự án, trò chơi, thảo luận; hoạt động trải nghiệm, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng; làm việc độc lập, theo nhóm, theo lớp” - ông Vũ Đình Chuẩn chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.