Độc đáo nghề làm “tượng sống” trên tuyến phố đêm xứ Huế

GD&TĐ - Trào lưu hóa thân thành “tượng sống” rồi đứng nhiều giờ liền trong các sự kiện, chương trình nghệ thuật hay ở các khu vui chơi, trung tâm thương mại đang gây sự chú ý của nhiều người diễn ra ở các thành phố lớn. 

Thích thú khi nhìn anh nhân tượng Hơn đổi dáng
Thích thú khi nhìn anh nhân tượng Hơn đổi dáng

Riêng đối với TP. Huế mặc dù tuyến phố Tây (phố đêm du lịch Huế) chỉ mới đi vào hoạt động hai đêm đầu tiên, nhưng du khách rất ấn tượng với người làm "tượng sống" trên chính tuyến phố này.

Gặp anh Hơn sau giờ làm việc, anh chia sẻ về những niềm vui và cả những khó khăn khi làm nhân tượng. “Mình tên Hà Văn Hơn, sinh năm 1989 ở Hương Chữ, Hương Trà”, anh mở đầu câu chuyện.

Biệt danh Đồng Nhân Tượng gắn liền với nghề của anh, “tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc, mình xem trên mạng thấy thích lắm, lại thêm được bạn vẽ nên quyết định đi làm nhân tượng ở đây.

Những ngày đầu mới đứng thì ngại lắm, nhiều người họ bàn tán nhưng cũng có nhiều người thích, khen. Đó là động lực để mình gắn bó với công việc này”, anh bộc bạch.

Hà Văn Hơn hóa thân thành nhân tượng tạo dáng ở phố đi bộ du lịch của Huế

Cách đây hơn hai năm, một người bạn nhờ anh Hơn làm nhân tượng. Lúc đầu bị tô màu lên người, mình ngại lắm, nhưng hóa trang xong, nhìn mình trong gương thấy thích vô cùng. Đó là một tác phẩm nghệ thuật mà mình vinh dự làm mẫu.

Kể từ đó, mình chuyển hẳn sang nghề mẫu nhân tượng”. "Đã là tượng người mà chỉ đứng yên thì phí lắm, mình phải chuyển động phù hợp với nhân vật để thu hút thêm sự chú ý của mọi người và có sự giao lưu, gắn kết với khách xem, như thế sẽ tăng lên giá trị”, anh Hơn kể

Nhân tượng lạ, đẹp, nghệ thuật sẽ thu hút sự tò mò của du khách qua đường. Họ nhìn ngắm và chụp hình cùng nhân tượng thỏa thích. Nghề mẫu nhân tượng ở Việt Nam ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Riêng đối với anh Hơn suốt hơn hai năm nay, anh đã làm nghề " nhân tượng" từ phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc sông Hương đến giờ là tuyến phố đi bộ du lịch đêm mới khai trưởng ở khu phố Tây của TP. Huế. Với anh Hơn việc đứng bất động như một bức tượng thật đã trở thành niềm đam mê cả cuộc đời.

Đặc biệt khi nhìn ngắm "tượng người" giữa phố xá đông vui nhiều khách du lịch tỏ ra khá thích thú và lưu lại những bức ảnh kỷ niệm. Có khi nhân tượng đổi tư thế với những động điêu luyện. Vui nhất chính là khi được khán giả đặt tiền ủng hộ vào chiếc om mà anh đặt dưới chân với dòng chữ nhỏ xíu"tùy tâm".

Thời khắc đó anh Hơn lại đưa nhẹ ngón tay cái lê rồi khẽ cười. Anh Hơn tâm sự: Ngày đầu mới đứng thì hơi ngại, nhiều người họ lạ thích thú chụp, họ khen tán thưởng còn tặng hoa nữa. Đó là nguồn động lực để mình gắn bó với công việc này”. Công việc này đã mang lại cho anh Hơn niềm vui và cũng thêm chút thu nhập do mọi người ủng hộ.

Cũng theo anh Hơn, người làm nghề này đòi hỏi phải có sự kiên trì, sức khoẻ tốt và sự chịu đựng giỏi với thời tiết khắc nghiệt. Quan trọng nhất đó là sự kiềm chế cảm xúc để đứng hàng giờ.

Để hóa trang cho đẹp và giống như bức tượng thật thì các anh mất đến gần nửa tiếng để bôi khắp người thì rất lâu, chưa kể bộ đồ vừa dày vừa nặng do phủ nhiều lớp sơn. Nhưng tất cả phải quan trọng một điều duy nhất làm sao cho mình giống tượng thật thì mới thu hút mọi người.

 Nghề làm nhân tượng đã giúp anh Hơn đến gần hơn với du khách trải nghiệm phố đêm

Công việc của người làm nhân tượng bắt đầu từ 7 giờ tối đến gần khuya. Trong hơn 4 tiếng làm nhân tượng phải đòi hỏi sức khỏe tốt. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì do đứng lâu, trọng lực dồn vào hai gót chân, mỗi khi về nằm ngủ là anh Hơn đau nhức, đó là chưa kể mỏi cổ, đau nhức các khớp.

“Thu nhập mỗi đêm không đều (đêm cao nhất là 150 nghìn, thấp là vài chục nghìn) nhưng cái chính là mình kiếm được tiền từ mồ hôi công sức của mình” - anh Hơn tâm niệm.

Nhân tượng đã xuất hiện vài năm trở lại đây ở Huế tuy nhiên lực lượng người mẫu nhân tượng hiện tại thành phố này khá ít. Tuy vậy, người mẫu nam chiếm đa số bởi làm mẫu tượng bị tô màu lên cơ thể, mặc ít đồ, nhiều người mẫu nữ ái ngại.

Để nhân tượng đẹp, thu hút cần phải có một người vẽ giỏi, có gu thẩm mỹ tốt để thể hiện được nhân vật mà người mẫu hóa thân. “Có những người không hiểu nghề, hám lợi, không biết trân trọng người mẫu, họ quét lên người mình loại màu dỏm, thậm chí có khi xịt cả sơn khiến da bị dị ứng, ngứa. Đó là những cái sợ của người mẫu tượng”, anh Hơn kể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ