Nét độc đáo ở phong tục này đó là, trai gái hai làng không được kết hôn với nhau. Các công dân trong làng không được quan hệ riêng tư; không bên nào là anh và cũng không bên nào là em, bên nào cũng xưng là em không phân biệt tuổi tác, địa vị cao thấp.
Đặc điểm nổi bật vào ngày hội giữa hai làng kết Chạ: Kim – Châu là cùng tổ chức đoàn đón rước nhau. Đúng giờ quy ước, cả hai làng với đầy đủ thành phần cùng xuất hành từ làng mình tiến sang làng bên.
Đến giữa đường gặp nhau, làng anh, làng em cung kính vái chào. Cả hai làng cùng tiến vào đình, đền làng có hội làm lễ. Họ cùng cầu chúc cho nhau một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn tấn tới; chúc tình nghĩa Kim- Châu “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
Tương truyền, thời xa xưa, làng Kim Thượng mở hội tế thần linh bằng một con trâu trắng to khỏe nhất để dâng lên thành hoàng làng. Đang lúc lễ tế chuẩn bị kết thúc, bỗng dưng con trâu trắng lồng lên, cứ nhìn hướng mặt trời mà chạy. Rồi trâu vượt qua sông Cầu sang nằm phủ phục trước ngôi đền của làng Châu Lỗ. Rồi hai làng gặp nhau, trao trâu cho nhau và quyết định kết nghĩa anh em.
Theo các cụ cao niên, tính đến nay hai làng đã kết nghĩa anh em được 424 năm và coi trọng lẫn nhau như anh em ruột thịt. Hễ bên này gặp khó khăn hoặc có “công to, việc lớn” thì bên kia sẵn sàng giúp đỡ vô tư, không phân tính thiệt hơn.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, phong tục kết Chạ giữa Kim Thượng và Châu Lỗ vẫn không phai mờ và trở thành nét đẹp văn hóa làng quê cần được lưu truyền trong xã hội.
Các cụ cao niên trong làng Kim Thượng đi đón dân "Anh" Châu Lỗ |
Rước kiệu - nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội |
Được tham gia phục vụ lễ hội là vinh dự của các cụ, các ông và các trai đinh trong làng |
Đoàn nghi lễ tiến vào lễ đình, lễ đền ơ làng Kim Thượng |
Hai bên đường chật cứng người dân đến tham quan, tìm hiểu về phong tục độc đáo và cổ truyền này |
Chen chân để được chứng kiến tận mắt những nghi lễ độc đáo của 2 làng Kim-Châu |