Đoạn nhạc bí ẩn được phát ra trên Mặt Trăng

Trong những tài liệu mới được tiết lộ của NASA, khi tàu Apollo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng, phi hành đoàn đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy một đoạn nhạc giống như tiếng huýt sáo.
Đoạn nhạc bí ẩn được phát ra trên Mặt Trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ NASA mới đây đã tiết lộ một chi tiết bí mật trong sứ mệnh đổ bộ xuống Mặt Trăng của tàu Apollo 11 vào năm 1969.

Không như những gì mà NASA mô tả trước đó khi tuyên bố rằng Apollo 11 đã hạ cánh mà không xảy ra bất cứ sự cố gì.

Thực chất, khi chuẩn bị đổ bộ xuống Mặt trăng, tàu vũ trụ đã mất liên lạc với Trung tâm Điều khiển trên Trái Đất trong khoảng 1 giờ.

Trong đoạn băng ghi lại trong lúc Apollo mất liên lạc cho thấy các phi hành gia cảm thấy hết sức ngạc nhiên khi thấy những tiếng ồn kỳ lạ bên trong tai nghe của họ.

Đoạn hội thoại đáng chú ý nhất đó là "Mọi người có nghe thấy gì không, có một âm thanh giống như tiếng huýt sáo”.

Một phi hành gia khác đã lên tiếng trả lời rằng "Có vẻ như có âm thanh kỳ lạ nào đó đang phát ra từ bên ngoài không gian”.

Đoạn âm nhạc này kéo dài gần một giờ trước khi phi hành đoàn liên lạc được với Trung tâm Điều khiển trên Trái Đất.

Đoạn băng này đã được kênh truyền hình Khoa học của nước Mỹ tiết lộ trong series “Những tài liệu chưa từng công bố của NASA”.

Hiện sự việc này vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực. NASA cũng chưa đưa ra lời xác nhận thông tin nói trên.

Theo các chuyên gia, trên Mặt Trăng không có từ trường và không đủ không khí để tạo ra những âm thanh như vậy.

Điều này khiến cho nguồn gốc của chúng đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Theo Soha
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.