Dỡ ngôi nhà cũ nát, phát hiện 380 món đồ bằng vàng quý giá dưới nền

Dỡ ngôi nhà cũ nát, phát hiện 380 món đồ bằng vàng quý giá dưới nền

Là một quốc gia cổ đại với nền văn minh 5.000 năm tuổi, có vô số kho báu ẩn mình sâu trong lòng đất ở khắp các vùng tại Trung Quốc. Chúng là biểu tượng chứng kiến nền văn minh cổ đại huy hoàng của quốc gia này trong quá khứ.

Ngày nay, với sự phát triển của ngành khảo cổ học và sự gia tăng ngày càng nhiều những hoạt động trên mặt đất của người dân, nhiều di tích cổ đã được khai quật , không những góp thêm những viên gạch vào bảo tàng quốc gia, mà còn góp phần viết nên toàn cảnh về nền văn hóa cổ đại huyền thoại của nước này.

do nha, phat hien 380 mon do bang vang duoi nen va cai ket khong noi nen loi hinh anh 1

Đầu những năm 1990, ông Trương (Zhang), một nông dân già sống tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên, đang lên kế hoạch xây nhà mới cho gia đình mình.

Sau khi phá nát ngôi nhà cũ, ông Trương đã nhờ một nhóm người hàng xóm dùng cuốc, xẻng để đào phần nền cũ lên. Điều họ không ngờ tới là ông Trương đột nhiên đào được một mảnh vật liệu cứng ra khỏi đất và phát ra tiếng "keng" dữ dội. 

Ông Trương ban đầu nghĩ rằng các vật kim loại cứng đó sắt vụn đã bị chôn vùi dưới mặt đất, vì vậy ông không nghĩ nhiều mà tiếp tục đào. Kết quả là ông đào được một cái hũ bằng sứ rất lớn.

Trong bình sứ lại có ánh sáng vàng chói lóa. Ông Trương  và hàng xóm xúm vào nhìn kỹ hơn: "Ôi chúa ơi, có vàng trong bình!".

Cảnh tượng trước mặt khiến toàn bộ người dân khi đó sốc và không nói nên lời. Sau khi định thần lại, mọi người bắt đầu tranh cướp nhau số vàng trong bình sứ. 

do nha, phat hien 380 mon do bang vang duoi nen va cai ket khong noi nen loi hinh anh 3

Cuối cùng, ông Trương  và hàng xóm hoàn toàn không để ý đến công việc đang làm nữa. Họ vội vã chuyển số vàng mà họ tranh lấy được về nhà. Tuy nhiên, có một số ít người ở phía sau do không lấy được một món đồ nào, cảm thấy tức giận và đố kỵ, nên đã quyết định khai báo với văn phòng di tích văn hóa địa phương.

Cục đã nhanh chóng cử một đội khảo cổ đến hiện trường. Thông qua việc xác định và phân tích chiếc bình sứ lớn, người ta cho rằng đó là những báu vật được chôn giấu từ thời Nam Tống, và đây không phải là dấu tích của một ngôi mộ cổ hay một di tích khảo cổ nào.

Sau đó, với sự giúp đỡ của các sĩ quan cảnh sát tại đồn cảnh sát, đội khảo cổ đã tìm lại từng món đồ bằng vàng từ những dân làng đã tham gia tranh cướp. Nhóm khảo cổ đã thu giữ tổng cộng hơn 380 mẩu vàng và các vật phẩm bằng vàng khác nhau. Đồng thời, họ khiển trách ông Trương và những hàng xóm đã có hành động chiếm giữ các món đồ đào được: “Những vật phẩm bằng vàng này được xem là những cổ vật, thuộc sở hữu của quốc gia và nó không thuộc về dân thường!"

do nha, phat hien 380 mon do bang vang duoi nen va cai ket khong noi nen loi hinh anh 4

Sau đó, sau khi các nhà khảo cổ xác định cẩn thận những món đồ vàng này, họ thấy rằng tất cả chúng đều là những đồ dùng bằng vàng quý từ triều đình Nam Tống, bao gồm chén vàng hình rồng, chạm khắc hình phượng vàng và đèn trang trí bằng vàng.

Đồng thời, các chuyên gia cũng xác định sơ bộ rằng những món đồ bằng vàng này được chôn cất bởi một gia đình họ Đổng để tránh chiến tranh vào cuối triều đại nhà Tống. Gia đình này muốn tránh các quan chức ở kinh thành, nhưng sau đó không biết vì lý do gì họ đã không thể đến lấy những món đồ đã chôn kỹ. Có khả năng các thành viên trong gia đình đã mất trong chiến tranh loạn thế.  

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...