Định kiến giới cản trở phụ nữ theo học ngành STEM

GD&TĐ - Ở Hà Lan, định kiến giới đã dẫn đến số lượng phụ nữ theo học và làm việc trong ngành STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp.

Định kiến giới cản trở phụ nữ Hà Lan theo học ngành STEM.
Định kiến giới cản trở phụ nữ Hà Lan theo học ngành STEM.

Ngày càng nhiều nữ sinh Hà Lan chọn học tổ hợp các môn khoa học ở trường THCS. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ làm việc trong các ngành STEM ở Hà Lan vẫn ở mức thấp đáng báo động so với các nước xung quanh. Điều này một phần là do định kiến giới đã ăn sâu vào văn hóa Hà Lan.

Theo bà Sahar Yadegari, Giám đốc tại VHTO, Trung tâm chuyên môn của Hà Lan về đa dạng giới trong STEM và Công nghệ thông tin (CNTT), số lượng trẻ em gái chọn các môn học STEM gia tăng đồng nghĩa với những nỗ lực thu hút các em tìm hiểu kỹ thuật và công nghệ đã có hiệu quả.

Nhiều nỗ lực thu hút trẻ em gái tham gia vào các ngành STEM ở Hà Lan là điều không thể bàn cãi khi có vô số chiến dịch từ chính phủ kêu gọi trẻ em gái và phụ nữ đặt mục tiêu vào STEM. Tuy nhiên, bà Yadegari cho rằng, vẫn còn những khoảng trống cần được thu hẹp vì tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các công việc liên quan STEM còn thấp ở Hà Lan.
Bà Yadegari phát biểu: "Có nhiều thời điểm quyết định trẻ em Hà Lan chọn học ngành gì. Một trong số đó là lựa chọn tổ hợp môn để thi. Nghiên cứu cho thấy học, sinh càng nhỏ tuổi càng có xu hướng đưa ra lựa chọn liên quan đến định kiến giới hơn, trong khi càng trưởng thành, học sinh càng cảm thấy tự do khám phá những sở thích của bản thân".

Trong khi đó, tư duy của các trường đại học về kỹ thuật hay khoa học ứng dụng vẫn hướng về nam sinh. Thật không may, rất ít thay đổi về phương diện này trong những năm gần đây. Mặc dù đội ngũ nhân tài kỹ thuật trong giáo dục trung học đã tăng lên, nhưng các cơ sở giáo dục đại học ở Hà Lan không thể khai thác được nguồn nhân lực này vì họ không tập trung vào nhóm đối tượng bên ngoài phạm vi truyền thống là nam sinh.

Trên thực tế, nữ sinh chọn học chương trình về kỹ thuật không đồng nghĩa với việc theo nghề kỹ thuật, điều này thường do các em không thoải mái về môi trường xung quanh trong quá trình học tập. Phụ nữ theo học kỹ thuật thường rất ít, và thường phải đối mặt với những trò đùa giỡn hoặc định kiến dai dẳng về giới tính liên quan đến ngành nghề họ đang học. 

Trong khi đó, nhiều nữ sinh thiếu tầm nhìn dài hạn, chẳng hạn các em ít có cơ hội tiếp xúc với nữ chuyên gia CNTT, những người thành công trong việc kết hợp giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

“Để cải thiện tình trạng này, VHTO đang phối hợp với các đơn vị hữu quan tìm cách giúp đỡ các nữ sinh trong lĩnh vực giáo dục giúp nâng cao tự tin cho trẻ em gái trong lĩnh vực CNTT và công nghệ, để các em có cơ hội khám phá sở thích của mình”, bà Yadegari chia sẻ.

Theo Computer Weekly

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...