Điều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

GD&TĐ - Theo Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Đậu Xuân Cảnh, sốt xuất huyết trong y học cổ truyền thuộc chứng ôn dịch thời độc của y học cổ truyền. Từ xưa đến nay chứng ôn dịch được các thầy thuốc Y học cổ truyền rất quan tâm và đã điều trị hiệu quả đặc biệt là chứng ôn dịch của sốt xuất huyết.

Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Đậu Xuân Cảnh khám cho bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết
Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Đậu Xuân Cảnh khám cho bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết
 Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, thời gian qua BV Tuệ Tĩnh đã điều trị hơn 1000 ca sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại thành công.

Theo báo cáo của Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng trăm ca bệnh đến khám và điều trị sốt xuất huyết.

Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Đậu Xuân Cảnh, cho biết: Với bệnh sốt xuất huyết, trong y học cổ truyền có quy định 4 vị trí diễn biến của bệnh là: vệ, khí, dinh và huyết và chia ra làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn I, nhiệt độc xâm nhập vào phần vệ và phần khí gây nên. Giai đoạn II, nhiệt độc truyền vào phần dinh, huyết, lạc, mạch gây nên. Giai đoạn III, IV nhiệt độc ứ kết ở phần dinh, huyết.).

"Tại Bệnh viện, chúng tôi gặp những trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết khi vào nhập viện thì men gan tăng rất cao, thậm chí có trường hợp tràn dịch đa màng, đây đã là giai đoạn 4 của xuất huyết.

Trong y học cổ truyền chúng tôi có quan niệm là phòng bệnh là phòng để cho bệnh không xảy ra và nếu bệnh có xảy ra thì phòng không để bệnh diễn biến đến nặng. Thời gian qua chúng tôi đã tham gia công tác tác phòng chống này ở giai đoạn I và giai đoạn II rất tốt" - Tiến sỹ Đậu Xuân Cảnh cho hay.

Cũng theo Giám đốc Đậu Xuân Cảnh, đối với y học cổ truyền điều trị sốt xuất huyết là đảm bảo chế độ dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ và thể lực cho người bệnh như cho bệnh nhân dùng đinh lăng hoặc sâm.., còn các bài thuốc trị sốt xuất huyết giai đoạn nhẹ dùng cỏ nhọ nồi, đậu đen…

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng theo dõi nhiệt độ cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua các xét nghiệm công thức máu, chỉ số bạch cầu, tiểu cầu…để đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng đã lên các phương án chuẩn bị các đơn vị máu, xe cấp cứu để vận chuyển kịp thời lên bệnh viện chuyên khoa nếu có các ca bệnh nặng.

“Y học cổ truyền góp phần điều trị sốt xuất huyết ở giai đoạn 1, 2 rất hiệu quả. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực, chăm sóc tốt, có thể giúp người bệnh sớm hồi phục, giảm nguy cơ tử vong, giảm được sự quá tải của các tuyến trên”. Giám đốc Đậu Xuân Cảnh khẳng định.

Cũng theo Giám đốc Đậu Xuân Cảnh, trước diễn biến bất thường của thời tiết cũng như tình hình bệnh sốt xuất huyết vẫn đang phức tạp trên địa bàn Hà Nội, thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch năm 2017; có đội bác sĩ thường trực sẵn sàng tham gia công tác phòng chống dịch, hỗ trợ khoa các bệnh lâm sàng nhiệt đới.

Đồng thời, bệnh viện đã điều động nhân lực, điều chỉnh giờ làm để đáp ứng điều trị, thu dung bệnh nhân, phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.