Các nhà khoa học đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác định số lượng cá voi, dù cá voi là sinh vật to lớn bậc nhất đại dương. Thời gian gần đây, các máy bay do thám đã được sử dụng để theo dõi chúng.
Nhưng để thu thập được kết quả khả quan hơn, các nhà nghiên cứu cần đến một thiết bị bay cao hơn. Và các nhà nghiên cứu tại Đài phát thanh truyền hình Úc (ABC) đã sử dụng ảnh vệ tinh để xác định quần thể dân cư cá voi lưng gù.
1 chú cá lưng gù con đang vươn mình lên mặt nước ở biển Thái Bình Dương
Theo Đạo luật về các loài nguy cấp (1973), cá voi lưng gù được liệt vào hạng có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ (NMFS) đã dỡ bỏ tình trạng này năm ngoái. Đó là một kết quả của việc bảo tồn thành công.
Thế nhưng theo giám đốc của trung tâm nghiên cứu cá voi Tây Úc, mặc cho những nỗ lực đó, việc tìm hiểu về quần thể cá voi di cư vẫn không hề đơn giản và những con số trên báo cáo đến thời điểm hiện tại, đa phần là số liệu ước tính.
Trong một bản tin của đài ABC về đời sống cá voi lưng gù, nhà khoa học Jenner chia sẻ: “Đa phần mọi người đều cho rằng số lượng cá voi hiện nay khá ổn định. Nhưng thực tế, chúng tôi không dám chắc chắn cho nhận định này vì không ai trong chúng tôi có một chương trình giám sát quần thể cà voi lưng gù – một quần thể cư dân lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây. Vì thế chúng tôi rất quan tâm đầu tư để tìm hiểu xem số lượng lớn cá voi này có thể duy trì lâu dài được không, và liệu rằng chúng có thể sống khỏe trong tương lai không.”
Jenner và đồng nghiệp, ông Michele Thums, nhà sinh thái học thuộc Viện Khoa học Biển của Úc, đang nghiên cứu một phương pháp mới để đếm số lượng cá voi lưng gù. Các nhà khoa học sử dụng 2 hình ảnh vệ tinh được chụp từ độ cao 600km so với mặt đất để đếm chính xác số cá voi lưng gù khi chúng di cư vào vùng biển Tây Úc.
“Trước đây, việc đếm dân số cá voi cũng đã được tiến hành với phương pháp truyền thống bằng máy bay hoặc thuyền. Nhưng chúng tôi muốn thử một phương pháp hiện đại hơn để có thể tính toán số lượng từ ngoài vũ trụ, cụ thể là qua vệ tinh”. Thums cũng chia sẻ thêm.
Những hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho phép việc theo dõi số lượng cá voi chuẩn xác hơn trước. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang tốn khá nhiều thời gian vào việc quét ảnh vệ tinh thủ công. Do đó, họ mong muốn phát triển được hệ thống quét ảnh điện tử để xác định số lượng cá voi dễ dàng hơn.