Điều gì xảy ra nếu băng trên Trái đất tan hết?

GD&TĐ - Trái đất nóng lên, băng tan chảy sẽ xả nước ra đại dương. Điều này ảnh hưởng tới sự xoay chuyển của Trái đất, độ mặn và dòng chảy của đại dương. Đặc biệt, nhiều vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra.

 68,7% nước ngọt trên Trái đất tồn tại ở dạng băng.
68,7% nước ngọt trên Trái đất tồn tại ở dạng băng.

Ảnh hưởng tới sự xoay chuyển của Trái đất

Tốc độ quay của Trái đất thay đổi theo thời gian như một hệ quả tự nhiên của áp suất từ Mặt trăng. Việc Trái đất quay hoàn toàn là hiệu ứng còn sót lại của mô men động lượng ban đầu của việc hình thành hệ Mặt trời và vụ va chạm hành tinh dẫn đến việc Mặt trăng được hình thành.

Mặt trời và tất cả các hành tinh của nó gọi chung là một đỉnh rộng lớn, đang quay và vẫn chưa dừng lại. Đó là một tin tốt lành cho chúng ta. Việc Trái đất quay làm lan tỏa năng lượng từ Mặt trời rải lên toàn bộ hành tinh thay vì tập trung năng lượng vào một phía - điều gì sẽ xảy ra khi Trái đất không quay.

Sự xoay chuyển của Trái đất còn bị ảnh hưởng bởi sự tan chảy liên tục của các núi băng và sông băng. Một vật thể có khối lượng tập trung quay nhanh hơn một vật thể có khối lượng trải ra. Khi băng tập trung ở các cực, khối lượng của nó được giữ chặt với trục Trái đất.

Khi nó tan chảy, khối lượng này được phân bố khắp các đại dương của thế giới và Trái đất sẽ quay chậm hơn. Trong khi sự thay đổi trên được đo bằng mili giây, sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu có thể có tác động đáng kể trong các chu kỳ ngày, đặc biệt là khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài.

Thay đổi dòng chảy 

Nếu thủy triều dâng cao sẽ tác động trực tiếp nhiều nhất đến nhân loại bằng cách nhấn chìm các trung tâm đông dân cư ven biển, tác động lớn nhất của việc băng tan là nó sẽ thay đổi các đại dương của thế giới.

Tác động rõ ràng và ngay lập tức là sự thay đổi độ mặn tổng thể của đại dương. Nhìn bề ngoài, đây không phải là một vấn đề phức tạp để một người có thể suy luận. Việc đưa một lượng lớn nước ngọt vào môi trường nhiễm mặn dẫn đến sự khử muối trong môi trường đó.

Nói tóm lại, băng tan làm một lượng nước ngọt chảy ra đại dương và chúng sẽ trở nên ít mặn hơn, gây ảnh hưởng đến các sinh vật biển và môi trường đại dương.

Nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vào các đại dương, nó sẽ không được phân bố đồng đều. Thay vào đó, có những khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dòng nước ngọt tràn về. Những vùng này sau đó sẽ tác động đến những vùng lân cận theo hiệu ứng domino toàn cầu.

Các đại dương trên thế giới không đứng yên, chúng chuyển động và chảy giống như gió, dựa trên nhiệt độ, độ mặn, mật độ và địa lý dưới bề mặt. Dòng chảy và sự trao đổi nước trên toàn cầu là một phần không thể thiếu đối với sức khỏe của môi trường đại dương.

Một sự thay đổi mạnh mẽ về độ mặn và nhiệt độ cũng có thể thay đổi cách tương tác của các vùng nước toàn cầu theo cách chúng ta chưa biết. Nhưng độ mặn không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét, việc thêm nước ngọt làm thay đổi độ axit của đại dương và sự kết hợp các chất dinh dưỡng như carbonate mà một số động vật biển cần để tạo vỏ.

Tác động của một đợt tan băng toàn cầu có thể đủ để ngăn chặn hoàn toàn một số dòng hải lưu, loại bỏ sự trao đổi chất dinh dưỡng và oxy ở một số khu vực của đại dương và tiếp tục thay đổi khí hậu toàn cầu bằng cách giảm lưu thông nhiệt độ.

Nước sẽ phủ bao nhiêu phần Trái đất?

Trong tất cả nước ngọt trên thế giới, có 68,7% tồn tại ở dạng băng. Ngoài ra, có 30,1% là nước ngầm và chỉ có 1,2% lượng nước ngọt trên thế giới tồn tại ở dạng nước bề mặt. Có thể thấy rằng thế giới có rất nhiều băng, nhưng nó không là gì khi so với tổng lượng nước trên Trái đất.

Tất cả băng, nước ngầm và nước chúng ta dùng để sống chỉ chiếm 2,5% nước trên Trái đất. Hầu hết nước trên Trái đất nằm ở các đại dương. Nếu tất cả băng tan ra, tất nhiên mực nước biển sẽ tăng lên nhưng không nhiều như bạn nghĩ. Có một số băng đã ở đại dương rồi và khi nó tan không làm tăng nước biển.

Bạn có thể thử nghiệm bằng cách xem những viên đá tan trong cốc nước và mực nước không thay đổi khi đá tan hết. Vấn đề lo ngại nằm ở băng trên cạn vì khi tan, nước sẽ chảy vào các đại dương trên thế giới khiến mực nước tăng lên. 

Các ước tính hiện đại cho thấy mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 60 đến 70 mét nếu mọi sông băng và tảng băng tan chảy. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi nhiệt độ tăng, nước sẽ nở ra và chiếm nhiều chỗ hơn.

Nếu toàn bộ băng tan ra, nước biển cũng không thể khiến đất liền biến mất, tuy nhiên dân số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Ngày nay khoảng 1/7 dân số thế giới sống ở những khu vực cao hơn mực nước biển chưa đầy 10 mét. Điều này cho thấy chúng ta cần chống biến đổi một cách nghiêm túc và quyết liệt nếu không muốn vùng đất ven biển bị nhấn chìm.

Theo Syfy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.