Theo khảo sát về thái độ xã hội Anh, gần 1/3 số người Anh đã giảm tiêu thụ thịt trong năm ngoái. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy năm ngoái có 29% người dân giảm tiêu thụ thịt, 9% cho biết họ đang cân nhắc việc giảm tiêu thụ hoặc bỏ hoàn toàn và khoảng 3 % sẵn sàng ăn chay trường hoặc thuần chay. Sự thay đổi này có thể có liên quan tới các lý do đạo đức hoặc vì mối lo ngại về ảnh hưởng của thịt đỏ tới sức khỏe
1. Giảm cân
Nhóm nghiên cứu tại trường Y, ĐH George Washington ở Mỹ gần đây đã cố gắng xác định xem một người sẽ giảm bao nhiêu cân nặng nếu họ chuyển từ chế độ ăn tạp sang ăn chay.
Nghiên cứu được đăng trên Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics này đã xem xét các nghiên cứu trước đó và chỉ ra rằng những người tham gia loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn giảm được trung bình 4,5kg bất kể việc hấp thu calo hoặc mức độ tập luyện như thế nào.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, thông điệp đưa ra là chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp bạn giảm cân không cần tính đến lượng calo và tập luyện.
2. Vi khuẩn đường ruột sẽ thay đổi
Những gì bạn ăn có liên quan tới hệ tiêu hóa cũng như các bộ phận khác trong cơ thể bạn.
Một nghiên cứu năm 2014 về sự khác biệt giữa vi khuẩn đường ruột của người ăn tạp, người ăn thuần chay và người ăn chay trường đã tìm thấy những khác biệt ở cả 3 đối tượng.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là giữa người ăn tạp và người ăn thuần chay (những người không sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ động vật).
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Thành phố New York đã chỉ ra rằng người ăn thuần chay có nhiều loại vi khuẩn bảo vệ ruột hơn.
3. Bạn có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng
Một chế độ ăn chay trường hoặc thuần chay cân bằng có thể cung cấp đủ dinh dưỡng theo quy định. Nhưng bạn có thể khó nhận đủ sắt, vitamin D và vitamin B12.
Bạn cần ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, các loại hạt, hoa quả, rau lá xanh sẫm, ngũ cốc nguyên cám và ngũ cốc tăng cường sắt để nhận đủ chất này.
Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chiết xuất từ nấm men như ngũ cốc ăn sáng bổ dưỡng, và các sản phẩm đậu nành.
Trứng, bánh mì tăng cường chất béo, ngũ cốc và một số loại sữa có thể là nguồn vitamin D phong phú.
4. Giảm nguy cơ ung thư giảm
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế thế giới đã xếp loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư và bản thân các sản phẩm này như thịt xông khói và xúc xích được xếp loại cùng với formaldehyde, tia gama và thuốc lá. Thịt đỏ cũng được “gắn mác” là có thuộc tính gây ung thư.
Các chuyên gia kết luận ăn khoảng 50g thịt chế biến sẵn hoặc 2 khẩu phần thịt lợn xông khói làm tăng 18% nguy cơ ung thư ruột.
Tuy nhiên, mặc dù nghe có vẻ như một sự gia tăng đáng kể, nhưng tăng 18% nguy cơ ung thư ruột mà các nhà khoa học IARC cảnh báo là từ mức khoảng 6 trong 100 người Anh sẽ bị ung thư ruột chứ không phải tăng nguy cơ ở mỗi người.
5. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng thịt đỏ có liên quan tới ung thư. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lerner ở Mỹ chỉ ra rằng carnitin, một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong loại thực phẩm này gây ra phản ứng vi khuẩn đường ruột góp phần phát triển bệnh tim.
Điều này bổ sung thêm dữ liệu ngày càng tăng về mối liên kết giữa thịt đỏ, tiêu hóa carnitin và phát triển bệnh tim.