Điều đặc biệt của chàng thủ khoa kép Trường ĐH Thuỷ lợi

GD&TĐ - Năm 2018, Đặng Công Phúc là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Thuỷ lợi, 5 năm sau chàng trai Bắc Ninh tiếp tục trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường.

Điều đặc biệt của chàng thủ khoa kép Trường ĐH Thuỷ lợi

Muốn theo đuổi con đường riêng của mình

Từ nhỏ, chàng trai Đặng Công Phúc, thủ khoa đầu ra Chương trình tiên tiến, ngành Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Thuỷ lợi đã có ý thức tự học và ước mơ trở thành một kỹ sư xây dựng.

Theo đó để thực hiện ước mơ của mình 12 năm học phổ thông, chàng trai thủ khoa kép đã không ngừng học tập. Ngoài thời gian học các môn tổ hợp A01, nam sinh đã “cày” tiếng Anh để thi chứng chỉ IELTS có thêm cơ hội vào trường đại học mình mong muốn.

Công Phúc chia sẻ: “Tiếng Anh không chỉ giúp em cơ hội cao vào trường đại học, mà nó còn là hành trang hỗ trợ rất lớn trong quá trình học đại học. Trong thời gian học phổ thông, em cũng nghe các anh chị chia sẻ lên đại học sẽ phải tự học, tự nghiên cứu và nhiều tài liệu tham khảo phải lên web nước ngoài để tìm. Từ đó, em tự nhắc nhở bản thân tiếng Anh là một trong những hành trang quan trọng trong hành trình chinh phục ước mơ”.

Thế rồi, ngày cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học, cộng thêm tin thủ khoa đầu vào toàn Trường ĐH Thuỷ lợi năm 2018 Phúc và gia đình không khỏi bất ngờ, hạnh phúc.

Công Phúc tâm sự: “Em chưa từng đặt mục tiêu là sẽ trở thành thủ khoa, em chỉ nghĩ phải quyết tâm đậu đại học để hiện thực hoá ước mơ làm kỹ sư của mình”.

Ngày đi nhập học, bố mẹ bận, một mình Phúc lên Hà Nội làm thủ tục nhập trường. “Những ngày đầu mới vào môi trường học mới áp lực, bỡ ngỡ đặc biệt nhiều môn học mới, kiến thức nặng đòi hỏi bản thân em phải thay đổi tư duy, chiến thuật học tập. Em không cày ngày cày đêm mà phân bố thời gian khoa học; tận dụng tối đa tài liệu ở thư viện để nghiên cứu, chủ động liên hệ với các thầy cô hỏi những vấn đề mình chưa hiểu. 2 buổi ở trường, buổi tối làm các bài tập cho và ôn tập lại kiến thức mà mình đã học”, Phúc cho hay

Theo Phúc, ngành kỹ thuật khó hơn các ngành khác, do vậy người học cần bỏ công sức nghe giảng trên lớp mình đã chiếm được 70% kiến thức.

"Trong quãng thời gian học đại học, môn khiến em "khó nhằn" nhất là môn kỹ thuật môi trường, nó liên quan hoá học nhiều, mà hoá học không phải thế mạnh, để hoàn thành môn học này em đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian. Thậm chí để tạo cảm hứng học tập, em đã phải đến quán cà phê ngồi học”, Phúc chia sẻ.

Thạc sĩ Đặng Hương Giang - Trưởng Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Trường ĐH Thuỷ lợi cùng chàng thủ khoa kép Đặng Công Phúc. Ảnh Ngô Chuyên.

Thạc sĩ Đặng Hương Giang - Trưởng Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Trường ĐH Thuỷ lợi cùng chàng thủ khoa kép Đặng Công Phúc. Ảnh Ngô Chuyên.

Không từ bỏ ước mơ

Mặc dù trong khoảng thời gian 5 năm đại học, có 2 năm bị ảnh hưởng 2 năm Covid-19 phải học trực tuyến không thể tương tác trực tiếp với thầy cô bạn bè đồng thời Phúc bị áp lực vì không hiểu hết bài học.

“Sau một tháng như vậy, em phải thay đổi phương pháp học. Theo đó, em phối hợp với một số bạn trong lớp thành lập nhóm học, sau mỗi buổi học nhóm sẽ thảo luận những phần nào chưa hiểu có thể bổ sung cho nhau. Nhờ vậy mà 6/9 kỳ học em giành bổng khuyến khích học tập, 2 năm liền 2020-2021; 2021-2022 là sinh viên xuất sắc nhất khoa”, Phúc chia sẻ.

Được biết, sau khi tốt nghiệp, Phúc vừa làm việc tại Viện khoa học Thuỷ lợi Việt Nam để lấy kinh nghiệm, trao dồi kiến thức mình đã học ở nhà trường vừa tập trung chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng học đi Hà Lan hoặc Hàn Quốc để học lên cao. “Sau khi học xong em sẽ quay về nước để làm việc”, Phúc cho biết.

Chia sẻ về cậu thủ khoa kép, Thạc sĩ Đặng Hương Giang - Trưởng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐH Thuỷ lợi nói: “Đặng Công Phúc là sinh viên rất đặc biệt, chăm chỉ, chịu khó và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đề ra. Quá trình học, chàng thủ khoa kép này luôn có kế hoạch rõ ràng cho bản thân. Không những vậy, Phúc còn hỗ trợ các bạn trong lớp khi học hay làm việc nhóm.

Với những kiến thức mà Phúc đã tích luỹ được trong quá trình học đại học, tôi hy vọng những chặng đường đi tiếp theo nam sinh này sẽ gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.