Điện tử viễn thông và những tố chất cần thiết với người học và làm

GD&TĐ - Điện tử Viễn thông không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành nghề thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có niềm đam mê kỹ thuật và yêu thích ngành điện tử truyền thông. Đây cũng là một trong những ngành nghề có mức lương khá hấp dẫn trên thị trường việc làm hiện nay.

Tuy nhiên, có phải ai trong chúng ta cũng thành công được trong ngành điện tử-viễn thông không?Vậy những tố chất nào, đặc điểm nào là cần có và thường thấy được ở những người đam mê, người học và làm việc liên quan đến ngành điện tử - viễn thông.

Đam mê với khoa học

Tương tự như bất cứ ngành nghề nào khác, dường như những người học tập và làm việc đúng với niềm yêu thích và đam mê của mình thường có tỉ lệ thành công rất cao. Bởi khi đó, bạn sẽ không cho phép mình bỏ cuộc, luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc trong trạng thái vui tươi, hào hứng.

Bên cạnh đó, niềm đam mê cũng chính là động lực thúc đẩy bạn vượt qua mọi rào cản khó khăn, dám đương đầu với thử thách và luôn cảm thấy hứng thú trong quá trình học. Vậy nên, niềm đam mê là yếu tố quan trọng đối với ngành điện tử-viễn thông nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, niềm đam mê giúp ta khám phá được những tiềm năng, thế mạnh còn ẩn giấu của bản thân.

Vậy làm thế nào để nhận ra một người thực sự có niềm đam mê với khoa học? Sau đây là một vài gợi ý giúp nhận biết:

Bạn yêu thích khám phá, tìm ra cấu trúc của các đồ vật trong nhà từ khi còn nhỏ (Hay phá dỡ thiết bị điện tử trong nhà, đồ chơi,…).

Bạn thích xem các chương trình truyền hình về khoa học điện tử (Các cuộc thi đấu lắp ráp Robot, chế tạo sản phẩm ứng dụng công nghệ,…).

Bạn yêu thích tìm hiểu các kiến thức khoa học kỹ thuật trên sách, báo chí, tạp chí, bài viết nghiên cứu khoa học,…

Bạn thích học các môn học thuộc bộ môn tự nhiên như: Công nghệ, kỹ thuật, vật lý, …

Bạn yêu thích những bộ phim về khoa học viễn tưởng.

Tư duy logic

Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp, kiên trì, nhẫn nại

Làm việc trong lĩnh vực điện tử, viễn thông thường xuyên phải mày mò với các loại máy móc, thiết bị, mô hình điện tử và thường xuyên phải thực hiện thao tác lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm ngành điện tử-viễn thông rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông còn có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.

Ham học hỏi, trau dồi kiến thức

Ngày nay, công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với sự phát triển chóng mặt của công nghệ.

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngành Kỹ thuật điện tử-viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kỹ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được sử dụng trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông phát triển.

Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Không chỉ mỗi tiếng anh, chúng ta nên học hỏi thêm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để có thể tiếp cận một cách rộng rãi nhất tới nguồn kiến thức nhân loại đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chọn lọc ra một số quốc gia có nền viễn thông - điện tử phát triển để ưu tiên học ngôn ngữ, chẳng hạn như: Nhật bản, Singapore, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Phần Lan…

Khả năng làm việc theo nhóm

Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức hợp tác làm việc của rất nhiều người. Để ra được một sản phẩm điện tử - truyền thông thì phải có sự góp sức của rất nhiều người và mỗi người lại là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.

Trên đây là một số gợi ý về những tố chất cần thiết đối với một người học và làm ngành Điện tử - Viễn thông. Tất nhiên, nếu bạn chưa có đủ những tố chất trên thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Vì chỉ cần bạn có sự nhiệt huyết cùng với sự quyết tâm, khi đã đậu vào ngành Điện tử - Viễn thông, thầy cô và môi trường đào tạo sẽ giúp cho sinh viên tự rèn luyện những tố chất còn thiếu sót. Mỗi cá nhân sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi và tích lũy mỗi ngày, dần dần hoàn thiện bản thân và đạt được thành công trong lĩnh vực ngành nghề này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

cách tìm mua sim số đẹp tại khosim.com Gói cước ST90N tại vietteldata.vnLắp Đặt FPT Hoà Vang Như thế nào? fpt vinh nghệ an iphone 16 pro max màu vàng đồng xem thần số học miễn phí mạng viettel doanh nghiệp