Diễn đàn quy tụ các nhà nghiên cứu chia sẻ đổi mới lĩnh vực CNTT và ứng dụng

GD&TĐ - Ngày 27/11, Đại học CNTT&TT Việt – Hàn (ĐH Đà Nẵng) phối hợp Ban KHCN và môi trường ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực lần thứ 9.

Hội thảo khoa học Quốc gia Công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA) lần thứ 9 được tổ chức ở Đà Nẵng.
Hội thảo khoa học Quốc gia Công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA) lần thứ 9 được tổ chức ở Đà Nẵng.

Theo BTC, mục tiêu của Hội thảo CITA lần thứ 9 nhằm tạo ra diễn đàn, quy tụ và kết nối những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia công bố, thảo luận để chia sẻ những vấn đề mới trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng.

CITA 2020 – Lần thứ 9 được tổ chức ở Đà Nẵng lần này đã thu hút được hơn 120 tác giả của hơn 80 bài báo nộp vào hội thảo, sau quá trình phản biện hết sức chặt chẽ và nghiêm túc, mỗi bài báo có từ 2-3 phản biện. hội thảo đã chọn 47 bài báo chất lượng nhất, trong đó có gần 40% bài viết bằng tiếng Anh để in trong Kỷ yếu Hội thảo. CITA 2020 có tỷ lệ chấp nhận bài là 55% trên tổng số bài nộp vào hội thảo, đã nói lên chất lượng của Hội thảo CITA ngày càng tăng (trung bình tỷ lệ chấp nhận bài các kỳ hội thảo trước là 65%, CITA2019 là 60%).

Cụ thể, trong 47 được chấp nhận có 31 bài của Cán bộ giảng viên trong trường; 16 bài của tác giả ngoài trường; 25 bài thuộc lĩnh vực CNTT; 14 bài thuộc lĩnh vực kinh tế và 8 bài các lĩnh vực khác; 20 bài tiếng Anh và 27 bài tiếng Việt.

PGS.TS Huỳnh Công Pháp - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn (ĐH Đà Nẵng) phát biểu khai mạc Hội thảo.
 PGS.TS Huỳnh Công Pháp  - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn (ĐH Đà Nẵng) phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Huỳnh Công Pháp – Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học CNTT & TT Việt – Hàn, Trưởng Ban tổ chức cho biết, được khởi xướng từ năm 2012, Hội thảo Khoa học CITA ngày càng lớn mạnh, có đóng góp nhất định cho sự phát triển khoa học trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt mang một ý nghĩa rất lớn đó là tạo ra một diễn đàn khoa học uy tín mang tầm vóc Hội thảo Quốc gia tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, trong đó chú trọng ưu tiên dành cho những nhà cứu trẻ.

 “Hội thảo tạo ra một cơ hội quy tụ và kết nối cộng đồng các nhà khoa học về công nghệ thông tin và ứng dụng trên khắp cả nước và nhất là miền Trung – Tây Nguyên để mỗi năm một lần cùng nhau gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi về học thuật, khoa học, các mặt khác của cuộc sống để cùng nhau thúc đẩy, phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học về công nghệ thông tin miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, đóng góp lớn hơn nữa cho Chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Quốc gia trước Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thời kỳ Hội nhập”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp nhấn mạnh.

Trước đó, trong khuôn khổ Hội thảo CITA, chiều 26/11, đã diễn ra buổi Tọa đàm kết nối và thúc đẩy Nghiên cứu khoa học về Công nghệ thông tin và Kinh tế số tại miền Trung – Tây Nguyên, với sự tham dự của gần như tất cả các lãnh đạo đơn vị đào tạo và các nhà khoa học uy tín về công nghệ thông tin tại miền Trung – Tây Nguyên. Trong đó đã có nhiều ý kiến thảo luận, ủng nhằm đưa CITA lên một tầm cao hơn. CITA sẽ được tổ chức chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn và sẽ được sự chung tay, góp sức, tham gia của tất cả các đơn vị đào tạo CNTT tại miền Trung – Tây Nguyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.