Diễn đàn Kinh tế báo chí 2023

GD&TĐ -  Ngày 24/2, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TTXVN.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TTXVN.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các quan báo chí Trung ương và địa phương trong cả nước tham dự.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng: Diễn đàn là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024” và chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn, việc lựa chọn tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 tại thành phố Quy Nhơn là cơ hội tỉnh Bình Định giới thiệu về hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đây cũng là dịp thuận lợi để các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí của tỉnh có cơ hội trao đổi, thảo luận, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế báo chí từ các cơ quan báo chí Trung ương, các địa phương trong thời kỳ kinh tế số phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Kinh tế báo chí là một vấn đề cấp thiết cần có lời giải đáp để báo chí Việt Nam phát triển. Đặc biệt giải được bài toán kinh tế báo chí cũng giúp cho báo chí các địa phương từng bước tự chủ tài chính, có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng Việt Nam; là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ, gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí của địa phương, tỉnh Bình Định đang ưu tiên dành nhiều nguồn lực, tăng ngân sách chi cho hoạt động truyền thông, đặc biệt là hoạt động truyền thông chính sách, tập trung truyền thông các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương theo cơ chế hợp tác truyền thông... để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí.

Nhiều đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự Diễn đàn. Ảnh: TTXVN.
Nhiều đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự Diễn đàn. Ảnh: TTXVN.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu/hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ; chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta...

Các đại biểu đưa ra một số giải pháp cho kinh tế báo chí như: “chuyển đổi số báo chí” nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội; chuyển đổi số gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới...

Các đại biểu nhấn mạnh vai trò của công nghệ đối với kinh tế báo chí như: thu hút thêm lượng truy cập, giữ chân độc giả, tăng doanh thu quảng cáo và phát triển thêm các mảng doanh thu khác. Nhà nước có "Cơ chế đặt hàng” báo chí trong việc truyền thông chính sách, đây sẽ là một trong những phương thức thúc đẩy kinh tế báo chí trong thời gian tới, giúp cơ quan báo chí vừa tăng được doanh thu, vừa thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...

Theo TTXVN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.