Diễn đàn học thuật về tài chính dành cho sinh viên

GD&TĐ - Hội thảo khoa học sinh viên năm 2023 với chủ đề “Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam” diễn ra chiều 21/12.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo do Viện Đào tạo quốc tế (Học viện Tài chính) tổ chức. TS Trịnh Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế cho hay, Hội thảo nhằm tạo diễn đàn học thuật, trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm dành cho sinh viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học… Đồng thời, cung cấp cách nhìn tổng quan về những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam.

Sử dụng thấu kính khung tài chính tích hợp quốc gia, các tham luận, bài viết phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính, các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác. Qua đó, nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính Việt Nam.

Dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Thu Hương, sinh viên Lê Thị Ngọc Hà và Lê Phương Trang của Viện Đào tạo quốc tế (Học viện Tài chính) nhìn nhận, trở thành "thị trường mới nổi", thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Thị trường chứng khoán có thể đón nhận dòng vốn lớn từ các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư trên thế giới. Dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, quỹ ETF sẽ gia nhập thị trường với quy mô lớn. Thị trường chứng khoán được nâng hạng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Sinh viên trình bày tham luận và kết quả nghiên cứu của mình tại hội thảo.

Sinh viên trình bày tham luận và kết quả nghiên cứu của mình tại hội thảo.

Đề cập đến yếu tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, nhóm sinh viên Đỗ Thị Thùy Trang, Nguyễn Khánh Ly, Bùi Phạm Khánh Ngân, Nguyễn Xuân Thanh và Nguyễn Mai Linh làm rõ các yếu tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét sự tác động của các yếu tố này lên cán cân thanh toán tại các quốc gia được khảo sát.

Kết quả đã chỉ ra rằng: sự tăng trưởng của FDI và kim ngạch xuất khẩu có mối quan hệ thuận chiều đối với sự tăng trưởng của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời chứng minh sự thay đổi của tỉ giá hối đoái nội địa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như việc quốc gia sở hữu nền kinh tế thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp hay thu nhập thấp không ảnh hưởng đáng kể lên cán cân thanh toán quốc tế.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm sinh viên này đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, trong tập trung vào thu hút FDI và cải thiện kim ngạch xuất khẩu.

TS Trịnh Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế tặng hoa chúc mừng cho nhóm đạt giải Best pape.

TS Trịnh Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế tặng hoa chúc mừng cho nhóm đạt giải Best pape.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của sinh viên đến từ Viện Đào tạo Quốc tế (Học viện Tài chính); Học viện Ngân hàng; Trường ĐH Thương mại… Trải qua các vòng phản biện, 30 bài viết đã được duyệt đăng vào kỷ yếu.

Các bài viết đều có hàm lượng thông tin phong phú, tập trung vào các chủ đề: Phát triển bền vững - Những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và thị trường tài chính; Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển bền vững thị trường tài chính; Phát triển thị trường tài chính xanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

cách chứng minh tài chính du hoc hiệu quả 2024