Điện Biên xảy ra hơn 30 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

GD&TĐ - Thời gian qua, tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận hơn 30 vụ lừa đảo, đe dọa, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Người bị hại tới trình báo Công an. (Ảnh: ĐTV)
Người bị hại tới trình báo Công an. (Ảnh: ĐTV)

Theo ghi nhận của lực lượng phòng chống tội phạm, từ đầu năm đến nay tại địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra hơn 30 vụ, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, điển hình có vụ nạn nhân bị nhóm đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt trên 10,2 tỷ đồng.

Thủ đoạn chủ yếu được các đối tượng xấu sử dụng là dùng công nghệ cắt ghép ảnh khuôn mặt của nạn nhân vào các hình ảnh, video có nội dung nhạy cảm; làm quen qua mạng xã hội, tán tỉnh, tương tác nhắn tin các nội dung nhạy cảm với nạn nhân sau đó chụp, lưu lại hình ảnh để tống tiền; giả danh cơ quan pháp luật đang điều tra vụ án có liên quan đến giao dịch ngân hàng của nạn nhân, yêu cầu nạn nhân lập tài khoản mới chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng xấu để xác minh nguồn gốc tiền, sau đó chiếm đoạt…

Bằng các thủ đoạn trên, các đối tượng sử dụng Sim rác, tài khoản Zalo, Facebook ảo… tương tác, nhắn tin đến số điện thoại, gửi email đến tài khoản cá nhân của một số lãnh đạo sở, ban, ngành địa phương, đe dọa viết đơn thư, tung hình ảnh nhạy cảm nhằm tống tiền, tạo dư luận xấu trong nội bộ.

Hành vi nêu trên không chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trên địa bàn.

Để nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm, người dân cần cảnh giác khi kết bạn với người lạ trên các trang mạng xã hội và nhận các cuộc điện thoại từ người không quen biết, nhất là những nội dung liên quan đến trả thưởng, đầu tư, tự xưng là nhân viên các cơ quan, tổ chức của Nhà nước yêu cầu hợp tác làm việc...

Khi tương tác trên môi trường mạng phải có ý thức tự phòng bị lộ lọt thông tin cá nhân và không cung cấp dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng trên môi trường mạng với người không quen biết.

Cơ quan chức năng kiến nghị người dân phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần thông báo ngay tới đường dây nóng của Công an tỉnh Điện Biên, số điện thoại 0335.272.727 để phối hợp điều tra và xử lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống HIMARS được dùng để phóng ATACMS của Ukraine.

ATACMS đẩy Kiev vào hiểm cảnh

GD&TĐ - Theo Defense News, việc Mỹ đồng ý cho Ukraine dùng ATACMS tấn công Nga chưa thấy mang lại lợi thế mà chỉ khiến Moskva đáp trả quyết liệt hơn.

NATO huấn luyện lính dù sát biên giới Nga

NATO huấn luyện lính dù sát biên giới Nga

GD&TĐ - Na Uy thành lập trung tâm huấn luyện các hoạt động đổ bộ cho quân đội Mỹ, Anh và Hà Lan giáp biên giới Nga, nhằm tăng cường an ninh khu vực Bắc Cực.