Điểm sàn và chất lượng nguồn tuyển

Điểm sàn và chất lượng nguồn tuyển

(GD&TĐ) - Mức điểm sàn ĐH, CĐ năm nay đã được các chuyên gia tuyển sinh, nhiều nhà trường đánh giá cao, vì điểm sàn không chỉ tạo cơ hội để thí sinh đến với giảng đường, giúp các trường có thêm nguồn tuyển mà còn đảm bảo đặc thù mang tính vùng miền.  

 

Nói về phương án xác định điểm sàn năm nay, PGS.TS Ngô Kim Khôi  – Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, cho biết: Sau gần 2 tiếng trao đổi thẳng thắn, các thành viên Hội đồng là đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT và hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đại diện cho các vùng, miền trên toàn quốc, với tinh thần trách nhiệm cao, sau khi phân tích các phương án đề xuất đã đi đến thống nhất lựa chọn phương án thích hợp nhất là dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây).

Cũng có nhiều ý kiến được đưa ra sau khi công bố điểm sàn ĐH, CĐ năm 2013 như: Có phải đề thi dễ hơn nên điểm thi cao hơn? Việc ra đề thi dễ có nhằm mục đích giúp các trường ngoài công lập có người học?.... Những câu hỏi trên có lẽ không cần giải đáp mới phải.

Cần phải hiểu bản chất của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ là để lựa chọn thí sinh có đủ năng lực học tập vào học các trường ĐH, CĐ và cũng không nằm ngoài mục đích giúp các trường có người học. Thế nên mới có việc các chuyên gia phải tính toán, cân nhắc để đề thi được ra sao cho phù hợp với sức học của học sinh phổ thông, còn nhiệm vụ của Hội đồng điểm sàn là tính sao cho có một mức điểm sàn đủ để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, chất lượng đầu vào, cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội, cũng như bảo đảm nguồn tuyển tối ưu cho các trường, đáp ứng yêu cầu thí sinh có đủ năng lực theo học ĐH, CĐ.

Đánh giá về cách tính điểm sàn ĐH, CĐ 2013 này, nhiều nhà giáo dục, chuyên gia tuyển sinh ĐH, CĐ và các giáo viên phổ thông đều chung nhận định, đề thi năm nay đã làm tốt việc phân loại thí sinh. Điều quan trọng là không chỉ các trường tốp đầu chọn được thí sinh giỏi mà các trường tốp giữa, tốp dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập có thêm nhiều nguồn tuyển. Điều này cho thấy, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 đã tiếp nối thành công của kỳ thi tốt nghiệp THPT và là một minh chứng cụ thể cho việc chất lượng giáo dục phổ thông được giữ vững.

Trả lời câu hỏi: Với điểm thi của thí sinh cao và mức điểm sàn như năm nay, công tác tuyển sinh của các trường ngoài công lập có thuận lợi hơn năm 2012 hay không? Có lẽ câu trả lời phải dành cho người học. Bởi vì thực tế là không phải tất cả thí sinh có điểm thi trên sàn đều vào học các trường ĐH, CĐ. Vấn đề là uy tín và sức hút của những trường này, bởi không ít thí sinh thiếu điểm năm nay, sẵn sàng chờ đợi năm sau thi lại chứ không theo học những trường mà mình chưa tin tưởng.  

Dư Khương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.