Điểm danh những vũ khí tối tân của Nga lộ diện trong năm 2015
Theo dõi báo trên
Năm 2015 được xem là cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga với quy mô chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Hàng loạt vũ khí tối tân bậc nhất thế giới như xe tăng Armata, máy bay Tu-160, tàu ngầm Borei.., được biên chế cho quân đội.
Theo Bộ Quốc phòng Nga , năm 2015 được xem là cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa Quân đội Nga với quy mô chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Với việc đưa vào trang bị, thử nghiệm hàng loạt vũ khí tối tân bậc nhất thế giới. Tính tới cuối năm nay Quân đội Nga đã đưa vào trang bị 1.172 xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới trong đó kể cả tới việc đưa vào hoạt động thử nghiệm siêu tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14.
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Armata T-14 lần đầu tiên được Quân đội Nga giới thiệu tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng diễn ra tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 năm nay. Và nó được các chuyên gia quân sự đánh giá là mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ chế tạo trên toàn thiết giới với thiết kế chưa có tiền tệ.
Bên cạnh sự xuất hiện của Armata T-14, Quân đội Nga còn hoàn tất việc hiện đại hóa hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực có trong biên chế như T-90 và T-72 lên các biến thể hiện đại hơn như T-90MS và T-73B3.
Trong khi đó đối với Không quân Nga, 2015 cũng là năm các phi đội máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của nước này đưa vào trang bị hàng loạt máy bay mới trong đó có cả những chiếc Tu-95MS và Tu-160 đã được hiện đại hóa.
Việc nâng cấp những chiếc Tu-160 hay Tu-95MS sẽ cho phép Không quân Nga kéo dài thời gian hoạt động của những chiếc máy bay ném bom này thêm ít nhất vài thập kỷ nữa. Cũng như tạo thêm thời gian cho việc phát triển máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới PAK DA. Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của Nga.
Năm 2015, Không quân Nga cũng đưa vào trang bị một loạt máy bay chiến đấu mới như tiêm kích bom Su-34 vốn đang nổi danh ở chiến trường Syria, hay tiêm kích đa năng Su-35. Ngoài việc đưa vào trang bị mới Su-35 Nga còn kiếm được các hợp đồng xuất khẩu dòng tiêm kích đa năng này với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga trong năm 2015 cũng đưa vào trang bị hàng loạt tổ hợp tên lửa đạn đạo liên tục địa di động RS-24 Yars và nâng toàn bộ số lượng các đơn vị tên lửa chiến lược sẵn sàng chiến đấu của Nga lên mức 95% cao nhất từ trước tới nay.
Các tổ hợp RS-24 Yars được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2010 và là mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ. RS-24 Yars được thiết kế để thay thế cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên tục địa đã lỗi thời của Quân đội Nga được phát triển từ thời Liên Xô.
Tầm bắn của RS-24 Yars có thể đạt tới 11.000km và nó có thể được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân cho phép tấn công cùng lúc 10 mục tiêu khác nhau. Theo Bộ tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Topol-M và RS-24 sẽ là trụ cột của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược Nga trong tương lai và chúng sẽ chiếm khoảng 80% kho vũ khí của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Cái tên cuối cùng nằm trong danh sách top vũ khí của Bộ Quốc phòng Nga là bộ đôi tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh thuộc lớp Borei (Project 955). Chúng còn được xem là mắt xích cuối cùng để Nga hoàn thiện bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược mới của nước này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei được xem như xương sống của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Quân đội Nga trong nhiều thập kỷ tới. Và theo kế hoạch Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị ít nhất 8 chiếc tàu ngầm thuộc cả hai lớp Borei và Borei II từ nay cho đến năm 2020.
Ngoài việc là mẫu tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất của Nga hiện nay. Sức mạnh của các tàu ngầm lớp Borei và Borei II còn nằm ở chỗ chúng có thể triển khai các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm thế hệ mới RSM-56 Bulava với tầm bắn hiệu quả hơn 8.000km và có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân cho phép tấn công 10 mục tiêu cùng lúc.
Theo Bộ Quốc phòng Nga , năm 2015 được xem là cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa Quân đội Nga với quy mô chưa từng có kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Với việc đưa vào trang bị, thử nghiệm hàng loạt vũ khí tối tân bậc nhất thế giới. Tính tới cuối năm nay Quân đội Nga đã đưa vào trang bị 1.172 xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới trong đó kể cả tới việc đưa vào hoạt động thử nghiệm siêu tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14.
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới Armata T-14 lần đầu tiên được Quân đội Nga giới thiệu tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng diễn ra tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 năm nay. Và nó được các chuyên gia quân sự đánh giá là mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ chế tạo trên toàn thiết giới với thiết kế chưa có tiền tệ.
Bên cạnh sự xuất hiện của Armata T-14, Quân đội Nga còn hoàn tất việc hiện đại hóa hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực có trong biên chế như T-90 và T-72 lên các biến thể hiện đại hơn như T-90MS và T-73B3.
Trong khi đó đối với Không quân Nga, 2015 cũng là năm các phi đội máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của nước này đưa vào trang bị hàng loạt máy bay mới trong đó có cả những chiếc Tu-95MS và Tu-160 đã được hiện đại hóa.
Việc nâng cấp những chiếc Tu-160 hay Tu-95MS sẽ cho phép Không quân Nga kéo dài thời gian hoạt động của những chiếc máy bay ném bom này thêm ít nhất vài thập kỷ nữa. Cũng như tạo thêm thời gian cho việc phát triển máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới PAK DA. Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của Nga.
Năm 2015, Không quân Nga cũng đưa vào trang bị một loạt máy bay chiến đấu mới như tiêm kích bom Su-34 vốn đang nổi danh ở chiến trường Syria, hay tiêm kích đa năng Su-35. Ngoài việc đưa vào trang bị mới Su-35 Nga còn kiếm được các hợp đồng xuất khẩu dòng tiêm kích đa năng này với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga trong năm 2015 cũng đưa vào trang bị hàng loạt tổ hợp tên lửa đạn đạo liên tục địa di động RS-24 Yars và nâng toàn bộ số lượng các đơn vị tên lửa chiến lược sẵn sàng chiến đấu của Nga lên mức 95% cao nhất từ trước tới nay.
Các tổ hợp RS-24 Yars được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2010 và là mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ. RS-24 Yars được thiết kế để thay thế cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên tục địa đã lỗi thời của Quân đội Nga được phát triển từ thời Liên Xô.
Tầm bắn của RS-24 Yars có thể đạt tới 11.000km và nó có thể được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân cho phép tấn công cùng lúc 10 mục tiêu khác nhau. Theo Bộ tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Topol-M và RS-24 sẽ là trụ cột của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược Nga trong tương lai và chúng sẽ chiếm khoảng 80% kho vũ khí của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Cái tên cuối cùng nằm trong danh sách top vũ khí của Bộ Quốc phòng Nga là bộ đôi tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh thuộc lớp Borei (Project 955). Chúng còn được xem là mắt xích cuối cùng để Nga hoàn thiện bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược mới của nước này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei được xem như xương sống của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Quân đội Nga trong nhiều thập kỷ tới. Và theo kế hoạch Hải quân Nga sẽ đưa vào trang bị ít nhất 8 chiếc tàu ngầm thuộc cả hai lớp Borei và Borei II từ nay cho đến năm 2020.
Ngoài việc là mẫu tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất của Nga hiện nay. Sức mạnh của các tàu ngầm lớp Borei và Borei II còn nằm ở chỗ chúng có thể triển khai các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm thế hệ mới RSM-56 Bulava với tầm bắn hiệu quả hơn 8.000km và có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân cho phép tấn công 10 mục tiêu cùng lúc.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Ghen tị là một trạng thái cảm xúc. Cảm giác này xuất phát từ sự so sánh, khiến người ta cảm thấy địa vị của mình thấp hơn địa vị của người khác.
GD&TĐ - Nối tiếp thành công của những phần phim trước đó,'Thanh gươm diệt quỷ: Vô Hạn Thành' (Demon Slayer: Infinity Castle) hứa hẹn gây tiếng vang lớn tại Việt Nam.
GD&TĐ - Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 13/12 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
GD&TĐ - Trang Bolo.com (Indonesia) tiết lộ thầy trò Kim Sang-sik vừa tổ chức cuộc họp khẩn để bàn đối sách đấu tuyển Indonesia ở bảng B ASEAN Cup 2024.