Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương năm 2023

GD&TĐ - Trường Đại học Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển các ngành, cao nhất là 28,5 của tổ hợp D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. 

Điểm trúng tuyển các ngành của Trường Đại học Ngoại thương cao nhất 28,5 điểm.
Điểm trúng tuyển các ngành của Trường Đại học Ngoại thương cao nhất 28,5 điểm.

Trường Đại học Ngoại thương đã công bố phương án điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho Phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và phương thức riêng có sử dụng điểm thi THPT.

Điểm trúng tuyển các nhóm ngành tương đối đồng đều và có mức điểm cao nhất là 28,5 của tổ hợp D01 đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại, tiếp theo là mức điểm 28,3 của tổ hợp A00 đối với ngành Kinh tế - chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và chuyên ngành Thương mại quốc tế, mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với ngành Kinh tế quốc tế.

Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành cụ thể như sau:

Về cơ bản, điểm trúng tuyển của năm 2023 tại tất cả các phương thức xét tuyển của nhà trường là ổn định và chênh lệch không nhiều so với năm 2022. Trong những năm vừa qua, trên cơ sở thực hiện đối sánh kết quả học tập và rèn luyện của người học được xét tuyển theo các phương thức khác nhau, Trường ĐHNT giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển.

Năm 2023, nhà trường thực hiện tuyển sinh mới chương trình định hướng phát triển quốc tế Kinh tế chính trị quốc tế. Thí sinh trúng tuyển theo Phương thức 4 sau khi xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhập học tại trường và đăng ký ngành/chuyên ngành trong ba ngày 12-15/09/2023.

Nhà trường tổ chức Lễ khai giảng năm học mới vào 26/09/2023. Ngay khi nhập học, tân sinh viên của trường đăng ký tham gia chương trình kết nối tân sinh viên We, The Icebreakers – Season 4 để được đồng hành cùng các thầy cô và các anh chị sinh viên khóa trên ngay từ những ngày đầu tiên hòa nhập vào môi trường học tập mới và kết nối học tập cũng như khám phá khả năng của bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.