Điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường ĐH Kinh tế - Luật cao nhất 945/1200 điểm

GD&TĐ - Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TPHCM công bố kết quả trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024.

Thí sinh dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: Cẩm Anh)
Thí sinh dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: Cẩm Anh)

Ngày 2/7, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM (UEL) công bố kết quả trúng tuyển có điều kiện đại học chính quy năm 2024 theo các phương thức:

- Phương thức 1a: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.

- Phương thức 1b: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của các trường THPT cả nước theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM.

- Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM.

- Phương thức 4: xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024

- Phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFT, ...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level.

Screenshot 2024-07-02 at 19.19.05.png
Bảng điểm chuẩn của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM. (Ảnh: UEL)

Theo đó:

Phương thức 1a: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT (điều 8, khoản 2, Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT), có 25 hồ sơ ứng tuyển. Sinh viên trúng tuyển tra cứu kết quả trúng tuyển tại website: https://kqts.uel.edu.vn

Phương thức 1b: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của các trường THPT toàn quốc có 175 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 441 nguyện vọng. Đây là các thí sinh thuộc nhóm 5 học sinh giỏi có điểm trung bình cộng học lực 3 năm THPT cao nhất trường.

Mỗi trường THPT chỉ được giới thiệu 1 học sinh vào một đơn vị của Đại học Quốc gia TPHCM. Năm 2024, ngành đào tạo có điểm chuẩn cao nhất theo phương thức này là Marketing với 28,6 điểm (thang điểm 30)

Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM, có 3.475 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 9.931 nguyện vọng. Đây là các thí sinh đạt học lực giỏi 03 năm THPT hoặc là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, học tại 149 trường THPT theo quy định Đại học Quốc gia TPHCM (là các trường THPT chuyên, năng khiếu hoặc các trường THPT thuộc nhóm các trường có kết quả bài thi tốt nghiệp THPT cao trong các năm tuyển sinh gần đây).

5 trường THPT có số lượng hồ sơ nộp theo phương thức này nhiều nhất là: Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang), Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang), Trường THPT chuyên Chu Văn An (Bình Định), Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi).

Điểm xét tuyển của phương thức này là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký. Năm 2024, tất cả các ngành/chuyên ngành của UEL đều có điểm chuẩn từ 72,10 điểm trở lên (theo thang điểm 90). Điểm trúng tuyển bình quân của phương thức này là 81.66 (trung bình 9 điểm/môn).

Phương thức 4: xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024, có 13.524 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 31.361 nguyện vọng, đứng đầu trong hệ thống đăng ký xét tuyển của Đại học Quốc gia TPHCM.

UEL sử dụng kết quả của cả 2 đợt thi (tháng 4 và tháng 6) để xét tuyển. Trúng tuyển theo phương thức này là những thí sinh thuộc top 25% thí sinh có điểm cao nhất Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM.

Điểm trung bình đủ điều kiện trúng tuyển năm 2024 là 874 (thang điểm 1.200), trong đó, điểm trung bình các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế là 863 điểm, lĩnh vực Kinh doanh là 890 điểm và lĩnh vực Luật là 849 điểm.

Năm 2024, thí sinh Nguyễn Anh Thịnh (Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trà Vinh) đạt 1.043 điểm, là thí sinh có điểm đủ điều kiện trúng tuyển cao nhất vào UEL ngành Kinh tế quốc tế (chuyên ngành Kinh tế đối ngoại).

Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, Bình Dương là trường THPT có số thí sinh trúng tuyển theo phương thức này nhiều nhất vào UEL.

Ngành đào tạo có điểm đủ điều kiện trúng tuyển cao nhất là Thương mại điện tử với mức 945 điểm. Trong 33 ngành/chuyên ngành đào tạo tại UEL, có 6 ngành/chuyên ngành đào tạo điểm đủ điều kiện trúng tuyển trên 900 điểm, 29 ngành/chuyên ngành đào tạo trên 800 điểm.

Phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFT, ...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level.

Đây là năm thứ 6 UEL sử dụng phương thức xét tuyển này và áp dụng cho tất cả ngành đào tạo. Năm 2024, trường nhận được 2.431 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 7.583 nguyện vọng xét tuyển. Điểm chứng chỉ quốc tế cao nhất ở phương thức này là chứng chỉ IELTS 8.5, SAT 1560. Số hồ sơ có chứng chỉ IELTS 7.0 trở lên nộp vào trường chiếm hơn 36% tổng số lượng hồ sơ xét tuyển.

Để xét tuyển bằng phương thức này thí sinh cần đáp ứng một trong những điều kiện sau:

+ Xét theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT: Thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,5 (thang điểm 10) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên. Trong đó, điểm xét tuyển là tổng điểm quy đổi của Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 3 năm THPT (6 học kỳ)

+ Xét kết quả bài thi SAT hoặc ACT: Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa: SAT (Scholastic Assessment Test): Thí sinh đạt điểm từ 1200/1600 trở lên; ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36.

+ Xét theo chứng chỉ A-level hoặc bằng tú tài quốc tế (IB): Thí sinh sử dụng tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán), mức điểm mỗi môn thi đạt từ 80/100 điểm trở lên (tương ứng điểm A); Bằng tú tài quốc tế (IB) từ 32/45 điểm trở lên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.