Đi tìm cây lương thực cho tương lai

Đi tìm cây lương thực cho tương lai

Nhiệm vụ khó khăn

Công việc bảo tồn hạt giống đã rầm rộ trong những năm gần đây với một hệ thống gồm 11 ngân hàng quốc tế, mỗi ngân hàng lưu trữ một đặc sản, như khoai tây ở Peru, lúa gạo ở Philippines, ngũ cốc vùng khô hạn ở Syria… Tuy nhiên, các kho dự trữ không đầy đủ nên một kế hoạch nhằm tìm kiếm và cứu nguy các cây trồng có nguy cơ tuyệt chủng được đề ra.

Đây là nhiệm vụ khẩn cấp. Gần đây, Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu cảnh báo rằng, số lượng cây lương thực trên toàn cầu sẽ giảm 30% trong 30 năm tới do tác động tiêu cực của thời tiết. Đáng kể nhất là lúa mì, ngô và lúa gạo, nguồn lương thực chính của nhân loại.

Ba sản phẩm này nằm trong danh sách hàng đầu của cuộc thám hiểm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm kiếm các phiên bản hoang dã của các cây trồng như đậu Bambara, đậu xanh, hạt kê, cách xa các khu vực bản địa của chúng. Phần còn lại là các thực phẩm khác như lúa mạch, cà tím, cà rốt và chuối.

Thay thế những gì chúng ta ăn hiện nay không phải là mục tiêu của dự án này. Hannes Dempewolf, khoa học gia cao cấp, người đứng đầu các sáng kiến toàn cầu tại Crop Trust, Tổ chức quốc tế quản lý dự án trên, nói: “Tất cả chúng ta đều gắn bó với thực phẩm của chính mình qua việc trồng trọt các cây lương thực khác nhau. Rất khó để thay thế hoàn toàn mọi thứ”.

Theo ông, lý tưởng là giúp cây trồng trở nên mạnh mẽ hơn, thích nghi qua một quy trình nhân giống và điều chỉnh các giống được thuần hóa bằng gene trích từ những dòng họ của chúng trong hoang dã, đã sống sót sau hạn hán, nhiễm mặn hoặc bệnh tật.

Nhiều loài cây trồng trong nghiên cứu cũng có thể đưa đến một loạt các sản phẩm quy mô lớn, giúp chúng ta đối phó với thảm họa thay đổi khí hậu. Sau 6 năm rong ruổi khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã thu được 4.644 mẫu của 371 loài hoặc phân loài khác nhau, đạt được khoảng 80% kế hoạch đề ra.

Thành công bước đầu

Đậu Bambara (Bambara groundnut) là một câu chuyện thành công điển hình của sứ mệnh này. Họ hàng hoang dã của loài thực vật quan trọng này đã thiếu vắng hoàn toàn trong các ngân hàng gene và cuộc tìm kiếm đã thu được 17 mẫu từ Nigeria.

Được trồng chủ yếu bởi các tiểu nông ở Tây Phi, loại đậu trên có thể chịu đựng nhiệt độ cao và hạn hán, phát triển tốt ở vùng đất khô cằn. Nó có thể được ăn sống, hay nướng trong bữa ăn nhanh, hoặc chế biến vào các thực phẩm khác. Các nhà khoa học cho rằng, cây trồng ít biết này có thể trở thành cây lương thực chủ yếu của tương lai.

“Tôi biết đậu Bambara rất tốt”, Joe DeVries, người đứng đầu Tập đoàn phi lợi nhuận Seed Systems, từng làm việc trong lĩnh vực hạt giống của châu Phi trong nhiều năm, nói: “Đây là một cây trồng quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Congo, Madagascar, Chad và Benin”. Theo ông, vấn đề là các nỗ lực nhân giống tiên tiến trước đây đã bỏ qua nó.

Tương tự, đậu thiên lý (grasspea), phổ biến ở Nam Phi và nhiều vùng thuộc Đông Phi, chịu hạn tốt và cung cấp thực phẩm khi cần thiết nhưng ăn quá nhiều sẽ gây tê dưới gối đối với những người lớn tuổi hoặc tổn thương não với trẻ con. Một cuộc tìm kiếm ở Pakistan đã tìm được các họ hàng hoang dã của nó với mức độc tố thấp, làm tăng hy vọng trong việc tạo ra các giống an toàn hơn của chúng.

Bên cạnh các loại thực phẩm trong danh sách tìm kiếm là nhiều cây trồng quen thuộc, các nhà khoa học đã tìm thấy 3 loài khoai tây hoang dại ở Peru và Ecuador còn thiếu ở ngân hàng gene quốc tế tại Lima. Có một phiên bản cà rốt hoang dại, được theo dõi và thu được ở Bồ Đào Nha, phát triển tốt trong đất khô và nhiễm mặn, hiện được phát triển để sử dụng ở Bangladesh và Pakistan. Yến mạch hoang kháng nấm mốc được tìm thấy ở khu vực trải dài từ Armenia đến Cyprus và Lebanon. Tại Kenya, các nhà khoa học đã phát hiện 4 họ hàng hoang dã của cây cà tím còn thiếu ở các ngân hàng gene.

Cùng với các mẫu quý giá, những nhà khoa học tại địa phương cũng tìm thấy nhiều cây cỏ mà họ thường loại bỏ. Lý do khiến họ rất thú vị là chúng đã sống sót ở nơi mà không có bất kỳ sự tác động nào của con người.

Với mỗi lô hạt giống được giải cứu, một phần ba được giữ ở quốc gia nơi chúng được thu thập, phần còn lại được chuyển đến nơi an toàn của ngân hàng tại Kew Gardens ở Richmond, Vương quốc Anh.

Các chuyên gia nhân giống tại các ngân hàng gene sẽ sử dụng hạt giống để phát triển các loài có mùi vị và giống như các cây lương thực mà chúng ta biết nhưng sống dai, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt trong tự nhiên. Họ bắt đầu với một quá trình tốn nhiều công sức nhằm lai giống được thuần hóa với họ hàng hoang dã của chúng để đưa vào những đặc điểm hữu ích, đồng thời lọc ra những đặc điểm không cần thiết. Hiện các nhà khoa học tiến hành trên 19 loài cây trồng mà họ hàng hoang dã của chúng được tìm thấy. Tuy nhiên, phải mất từ 10 đến 20 năm, một giống lai tạo được chứng nhận mới được đưa đến người cho nông dân sử dụng.

Hơn 100 nhà khoa học thuộc nhiều quốc gia trên thế giới dành hơn 6 năm để theo dấu những họ hàng hoang dã đã mất tích từ lâu của 28 loài cây có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh lương thực thế giới. Họ đến 25 quốc gia, từ vùng núi thuộc Peru đến những cánh đồng của đảo Cyprus ở Địa Trung Hải, truy tìm những thực vật không được chăm sóc nhưng đủ mạnh để sống sót trong thế giới hoang dã.    

Theo Nationnalgeographic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.