Đi mua hàng tạp hóa, người đàn ông dẫn về một... cô dâu

GD&TĐ - Một người phụ nữ Ấn Độ đã cùng con trai ra ngoài mua hàng tạp hóa, nhưng thay vì mua đồ thì anh ta lại quay lại với một người phụ nữ lạ và nói đó là vợ mình.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một bà mẹ người Ấn Độ đã nhận được cú sốc nhớ đời khi con trai ra ngoài mua hàng tạp hóa và trở về với một người phụ nữ mà anh ta cho là vợ.

Được biết, người phụ nữ giấu tên - đến từ thành phố Ghaziabad của Uttar Pradesh - nói với hãng tin ANI của Ấn Độ rằng, cô đã cùng con trai mình ra ngoài mua hàng tạp hóa, nhưng thay vì mua đồ thì anh ta lại quay về với một người phụ nữ xa lạ và nói đó là vợ mình.

Người phụ nữ rơm rớm nước mắt cho biết bà vẫn không thể chấp nhận sự kết hợp của họ: “Hôm nay tôi đã cùng con trai ra ngoài mua hàng tạp hóa nhưng khi về thì nó đã quay lại với vợ. Tôi chưa sẵn sàng để chấp nhận cuộc hôn nhân này”.

Về phần cặp đôi này, họ dường như đã bí mật kết hôn vài tháng trước, cô dâu đang sống một mình trong một căn hộ thuê ở Delhi. Chú rể định nói với mẹ về cuộc hôn nhân nhưng dịch Covid-19 đã làm xáo trộn kế hoạch của họ.

Savita, vợ của anh, dường như được yêu cầu rời khỏi căn hộ thuê ở Delhi, vì vậy anh phải đưa cô về nhà mẹ đẻ để sinh sống.

“Hôm nay tôi quyết định đưa cô ấy về nhà mẹ đẻ vì cô ấy được thông báo phải rời khỏi chỗ ở thuê. Chúng tôi không thể lấy được giấy đăng ký kết hôn vào thời điểm đó vì thiếu người làm chứng”, Guddu 26 tuổi nói.

Khi cặp đôi mới cưới không thể thuyết phục mẹ của chú rể để họ được ở lại nhà mình, cảnh sát đã vào cuộc để giúp đỡ và yêu cầu chủ nhà của Savita ở Delhi cho họ ở lại chỗ thuê cho đến khi tìm được nơi ở tốt hơn, hoặc cho đến khi người mẹ đồng ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.