Nai sừng tấm ở Bắc Ireland đã tuyệt chủng khi khí hậu thay đổi, kích thích cho sự phát triển chóng mặt của hàng loạt những khu rừng rập rạm trong khi tấm gạc khổng lồ khiến loài nai sừng tấm Ireland này khó lòng đi lại tự nhiên được.
Ngư dân Raymond McElroy và Charlie Coyle đã tình cờ vớt được hộp sọ của loài nai này vào lưới bắt cả của mình khi đang đi đánh cá ở hồ Lough Neagh. Cả hai anh giăng lưới cách bờ 800 mét và lòng hồ cũng không sâu quá 6 mét.
"Tôi đã rất sốc khi kéo lưới lên tàu và thấy cả một hộp sọ và tấm gạc", Raymond kể.
Loài nai sừng tấm Ireland khi đứng có thể cao tới 2,1 mét và tấm gạc có độ rộng lên tới 3,65 mét. Tên của loài này thực chất bị đặt sai vì nó không hẳn là nai sừng tấm và cũng xuất hiện ở cả các nước khác ở châu Âu, Bắc Á và Nam Phi chứ không chỉ riêng Ireland.
Cái tên nai sừng tấm Ireland được dùng đến tận bây giờ vì hóa thạch của chúng được tìm thấy gần như nguyên vẹn và rất nhiều trong các lớp trầm tích dưới hồ và than bùn ở Ireland.
Rất nhiều xương và hóa thạch của loài nai này đã được tìm thấy dưới hồ Lough Neagh. Vào năm 1987, ngư dân Felix Conlon cũng tìm thấy hộp sọ và gạc dưới hồ. Năm 2014, khớp hàm 14.000 năm tuổi của loài nai này được phát hiện dưới đáy hồ bởi Kenneth James, quản lý Bảo tàng Ulster ở Belfast.
Vì xương hàm này nằm gần hơi hộp sọ và gạc nai mới được tìm thấy gần đây nên rất có thể chúng đều là xương của một con nai.
Raymond cho biết anh đang giữ hộp sọ và gạc nai trong ga-ra để chờ ý kiến của các chuyên gia.
Mike Simms, nhà cổ sinh vật học ở Bảo tàng Ulster, cho biết nai sừng tấm Ireland từng rất phổ biến khi khí hậu còn hài hòa và có nhiều đồng cỏ. Thế nhưng khi càng ngày càng có nhiều rừng rậm mọc lên 10.000 năm trước, loài này đã bị diệt chủng.
"Biến đổi môi trường đã khiến chúng tuyệt chủng", Mike cho biết. "Nai sừng tấm khổng lồ không phải là loài có thể sống thoải mái trong rừng cây rậm rạp".