Di chúc Hồ Chủ tịch: Điều chưa biết về bản công bố đầu tiên

Chuyên gia Chu Thị Ngọc Lan đã đưa ra nhiều thông tin giá trị về bản Di chúc lần đầu tiên được công bố.

Di chúc Hồ Chủ tịch: Điều chưa biết về bản công bố đầu tiên
Tại hội thảo khoa học “45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức, chuyên gia Chu Thị Ngọc Lan (công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh) đã đưa ra nhiều thông tin giá trị về bản Di chúc lần đầu tiên được công bố.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết chúc thư, mà Người ghi rõ là tài liệu “Tuyệt đối bí mật” vào 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, đúng dịp kỷ niệm lần sinh nhật 75 của Người. 

Rồi từ ngày 10 – 20/5 hàng năm, mỗi ngày Người dành trọn một giờ từ 9 - 10 giờ sáng để chỉnh sửa Di chúc. 

Bản Di chúc được công bố chính thức là bản do đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969. 

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố khi đó chủ yếu dựa theo bản Người viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Người viết năm 1968 và năm 1969. 

Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Người viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Người viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969. 

Trong bản Di chúc công bố chính thức đầu tiên, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. 

Bản năm 1965, Người viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”. 

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nét độc đáo riêng, cho dù bút tích Người ghi rõ “Tuyệt đối bí mật”, nhưng đây là tài liệu được công bố rộng rãi nhất. 

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Người.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Người.

Trang trọng trên trang nhất báo Nhân dân ra ngày 10/9/1969 là toàn văn Lời Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo bản chụp trang viết tay phần mở đầu Di chúc viết vào ngày 10/5/1969. 

Lời Di chúc được công bố chính thức khi đó là Lời Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc sau khi đọc Điếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình trước 1 triệu nhân dân, cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế. 

Trong bản tường thuật buổi lễ truy điệu có viết: “Đọc xong Lời điếu, đồng chí Lê Duẩn đọc Lời Di chúc của Hồ Chủ tịch. Đồng chí Lê Duẩn vừa mới đọc dòng đầu tiên những lời căn dặn cuối cùng của Bác Hồ, cả Quảng trường òa lên khóc. 

Đau thương đến lúc này như không sao nén nổi. Càng nghe lời dặn cuối cùng của Hồ Chủ tịch, càng khóc nhiều. Nhưng không ai dám khóc to, vì còn muốn nghe cho thấm vào lòng từng lời của Bác”.

Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Cuộc chiến' chủ quyền

GD&TĐ - Dẫn nguồn thạo tin, truyền thông Canada cho hay, nước này có thể áp đặt các biện pháp thuế đáp trả đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.