ĐHQGHN:Xây dựng 16 ngành đào tạo ĐH đạt trình độ quốc tế

ĐHQGHN:Xây dựng 16 ngành đào tạo ĐH đạt trình độ quốc tế
Sinh viên trường ĐHQGHN trao đổi cởi mở với lãnh đạo nhà trường tại buổi gặp gỡ trực tiếp giữa sinh viên của hai hệ Cử nhân Quản trị Kinh doanh đạt trình độ quốc tế (gọi tắt là chương trình 16+23) và Chất lượng cao (CLC) với Ban Giám hiệu Nhà trường
Sinh viên  ĐHQGHN trao đổi trực tiếp với lãnh đạo nhà trường tại buổi gặp gỡ trực tiếp năm 2009

Theo học các chương trình này, sinh viên được hỗ trợ để học tiếng Anh nâng cao; từ năm thứ 2, bài giảng do các giáo viên nước ngoài và trong nước dạy bằng tiếng Anh; được thực hành, tham gia nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại...

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức cũng cho biết, trong năm 2010, ĐHQGHN triển khai đào tạo 7 ngành bậc đại học theo nhiệm vụ chiến lược đạt trình độ quốc tế, đó là: Khoa học máy tính, Công nghệ điện tử viễn thông, Ngôn ngữ học, Địa chất, Vật lý, Sinh học, Quản trị kinh doanh.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, trường đang phấn đấu, tập chung đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội với nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới với 77 ngành đào tạo, trong đó có 105 chuyên ngành đào tạo đại học khác nhau, có 5 chương trình đào tạo tài  năng, 3 chương trình đào tạo tiên tiến, 20 chương trình chất lượng  và nhiều chương trình đào tạo đặc biệt khác.

Thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ĐHQGHN vì việc thi vào ĐHQGHN được xét tuyển theo khối. Nếu thí sinh không đạt ngành này thì được xét tuyển cho ngành tương đương ở khối thi đó, và khối thí còn chỉ tiêu cũng như thí sinh có nguyện vọng.

Năm 2010 này, ĐHQGHN tiếp tục thí điểm đào tạo băng kép. Nếu trong thời gian học kỳ đầu, hoặc năm đầu sinh viên có kết quả học tập khá giỏi thì được đăng ký học ngành thứ 2 để lấy được 2 bằng đại học đọc lập.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.